Tải mẫu biên bản nghiệm thu trong lĩnh vực xây dựng 2024? Tổng hợp mẫu biên bản nghiệm thu File Word 2024 ra sao?
Tải mẫu biên bản nghiệm thu trong lĩnh vực xây dựng 2024? Tổng hợp mẫu biên bản nghiệm thu File Word 2024 ra sao?
Dưới đây là tổng hợp mẫu biên bản nghiệm thu File Word 2024 chuẩn xác nhất (Mẫu biên bản nghiệm thu trong lĩnh vực xây dựng) có thể tham khảo:
TẢI VỀ Mẫu biên bản nghiệm thu vật tư
TẢI VỀ Mẫu biên bản nghiệm thu máy móc
TẢI VỀ Mẫu biên bản nghiệm thu công việc
TẢI VỀ Mẫu biên bản nghiệm thu bàn giao
TẢI VỀ Mẫu biên bản nghiệm thu tư vấn giám sát
TẢI VỀ Mẫu biên bản nghiệm thu khối lượng dự án hoàn thành
TẢI VỀ: Mẫu biên bản nghiệm thu hạng mục công trình xây dựng
Tải mẫu biên bản nghiệm thu trong lĩnh vực xây dựng 2024? Tổng hợp mẫu biên bản nghiệm thu File Word 2024 ra sao? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn nghiệm thu công việc xây dựng chi tiết nhất thế nào?
Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 06/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 11 Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định nghiệm thu công việc xây dựng như sau:
(1) Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng công việc xây dựng đã được thi công, nghiệm thu; kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản.
(2) Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.
(3) Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng trong khoảng thời gian không quá 24 giờ kể từ khi nhận được đề nghị nghiệm thu công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng. Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.
(4) Biên bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Tên công việc được nghiệm thu;
+ Thời gian và địa điểm nghiệm thu;
+ Thành phần ký biên bản nghiệm thu;
+ Kết luận nghiệm thu, trong đó nêu rõ chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu; đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác (nếu có);
+ Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;
+ Phụ lục kèm theo (nếu có).
(5) Thành phần ký biên bản nghiệm thu:
+ Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của chủ đầu tư;
+ Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng hoặc của tổng thầu, nhà thầu chính;
+ Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ đối với trường hợp có tổng thầu, nhà thầu chính.
(6) Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng tổng thầu EPC:
+ Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu EPC hoặc người trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư đối với phần việc do mình giám sát theo quy định của hợp đồng;
+ Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC.
Trường hợp tổng thầu EPC thuê nhà thầu phụ thì người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu EPC và người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của nhà thầu phụ ký biên bản nghiệm thu;
+ Đại diện chủ đầu tư theo thỏa thuận với tổng thầu EPC (nếu có).
(7) Thành phần ký biên bản nghiệm thu trong trường hợp áp dụng hợp đồng chìa khóa trao tay:
+ Người trực tiếp giám sát thi công xây dựng của tổng thầu;
+ Người trực tiếp phụ trách kỹ thuật thi công của tổng thầu.
(8) Trường hợp nhà thầu là liên danh thì người phụ trách trực tiếp thi công của từng thành viên trong liên danh ký biên bản nghiệm thu công việc xây dựng do mình thực hiện.
Yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình thế nào?
Căn cứ theo Điều 111 Luật Xây dựng 2014 quy định các yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình như sau:
- Tuân thủ thiết kế xây dựng được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng, người, thiết bị thi công, công trình ngầm và các công trình liền kề; có biện pháp cần thiết hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra sự cố gây mất an toàn trong quá trình thi công xây dựng.
- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục công trình, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phòng, chống cháy, nổ.
- Sử dụng vật tư, vật liệu đúng chủng loại quy cách, số lượng theo yêu cầu của thiết kế xây dựng, bảo đảm tiết kiệm trong quá trình thi công xây dựng.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng khi cần thiết, nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
- Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.