Tả một đồ vật mà em yêu thích ngắn gọn? Mẫu viết 4-5 câu tả một đồ vật mà em yêu thích như thế nào?

Tả một đồ vật mà em yêu thích ngắn gọn? Mẫu viết 4-5 câu tả một đồ vật mà em yêu thích như thế nào?

Tả một đồ vật mà em yêu thích ngắn gọn? Mẫu viết 4-5 câu tả một đồ vật mà em yêu thích như thế nào?

Bài tả một đồ vật mà em yêu thích ngắn gọn, viết 4-5 câu tả một đồ vật mà em yêu thích như sau:

DƯỚI ĐÂY LÀ MẪU BÀI TẢ MỘT ĐỒ VẬT MÀ EM YÊU THÍCH NGẮN NGỌN:

MẪU SỐ 01 - TẢ MỘT ĐỒ VẬT MÀ EM YÊU THÍCH NGẮN NGỌN:

CHIẾC MŨ

Đoạn văn mẫu số 1

Vào dịp sinh nhật, bố đã mua cho em một chiếc mũ lưỡi trai. Nó được làm bằng vải thô rất dày dặn. Mũ có màu đen. Phía sau mũ có quai cài có thể điều chỉnh độ rộng. Em luôn mang theo chiếc mũ khi đi học. Khi trời nắng, em lại lấy mũ ra đội. Em rất thích chiếc mũ của mình.

Đoạn văn mẫu số 2

Em có một chiếc mũ. Nó được làm bằng cói. Mũ có màu trắng. Vành mũ rộng. Thân mũ có buộc một sợi dây màu đen. Chiếc mũ giúp em che nắng. Em sẽ giữ gìn chiếc mũ thật cẩn thận.

Đoạn văn mẫu số 3

Em có một chiếc mũ lưỡi trai. Nó được làm bằng vải thô, rất dày dặn. Phần lưỡi trai bên trong là nhựa. Phần quai cài sau gáy có khuy bấm có thể điều chỉnh độ rộng của mũ. Chiếc mũ có màu xanh đen. Khi trời nắng, em sẽ đội mũ. Em sẽ giữ gìn chiếc mũ thật cẩn thận.

Đoạn văn mẫu số 4

Bạn Phước Độ đã tặng cho em một chiếc mũ. Nó được làm bằng vải thô rất dày dặn. Đằng sau mũ có quai cài. Trên mũ có in chữ "Hello Summer". Em thường đội mũ lúc trời nắng. Sau khi giặt xong, chiếc mũ rất thơm. Em rất thích chiếc mũ của mình.

Đoạn văn mẫu số 5

Vào dịp sinh nhật, chị Mai Khanh đã tặng em một chiếc mũ. Nó trông rất dễ thương. Chiếc mũ được làm bằng vải. Vành mũ hình tròn, xòe rộng. Bên ngoài, chiếc mũ có màu xanh da trời. Bên trong, mũ được lót một lớp vải mềm màu trắng. Trên vành mũ gắn chiếc nơ hồng rất xinh xắn. Em thường đội mũ mỗi khi đi học. Em sẽ giữ gìn chiếc mũ cẩn thận.

MẪU SỐ 02 - TẢ MỘT ĐỒ VẬT MÀ EM YÊU THÍCH NGẮN NGỌN:

ĐỒNG HỒ BÁO THỨC

Đoạn văn mẫu số 1

Nhân dịp đầu năm học mới, ông nội mua tặng em một chiếc đồng hồ báo thức. Khi nhận được món quà, em rất bất ngờ vì vẻ đáng yêu của nó. Bên ngoài, chiếc đồng hồ khoác trên mình bộ áo màu xanh da trời. Ở mặt đồng hồ, người ta vẽ hình chú mèo máy Doraemon. Nhờ có chiếc đồng hồ, em có thể thức giấc đúng giờ mà không cần bố mẹ gọi. Em rất yêu thích món quà ý nghĩa này của ông.

Đoạn văn mẫu số 2

Trên bàn học của em có một chiếc đồng hồ báo thức. Đồng hồ được làm bằng kim loại với nước sơn rất bền, màu xanh lá, sáng bóng lấp lánh. Mặt đồng hồ bằng kính trong suốt, có hình tròn. Bên trong, các con số chỉ giờ nổi bật, nằm cách đều nhau. Đồng hồ của em có tới bốn chiếc kim bằng nhựa. Kim ngắn và to nhất chỉ giờ, kim dài hơn chỉ phút. Trông gầy gò và nhanh nhẹn nhất là cậu kim giây. Chiếc kim còn lại màu vàng chanh, chỉ đứng yên một chỗ nhưng nó giúp em cài được giờ chuông reo. Mặt sau của đồng hồ có ngăn đựng pin con thỏ cùng hai núm xoáy màu trắng để điều chỉnh giờ và thời gian báo thức theo ý muốn. Bộ phận đẹp nhất của đồng hồ có lẽ là hai chiếc chuông nhỏ phía trên, trông giống y như cái tai của đồng hồ vậy. Tới giờ báo thức, âm thanh từ chuông cất lên vui tai và giòn giã. Em rất yêu quý chiếc đồng hồ bởi nó luôn nhắc nhở em phải biết trân trọng thời gian và làm việc có kế hoạch.

MẪU SỐ 03 - TẢ MỘT ĐỒ VẬT MÀ EM YÊU THÍCH NGẮN NGỌN:

GIÁ SÁCH

Đoạn văn mẫu số 1

Nhà em có một chiếc giá sách. Nó được làm bằng sắt. Chiều dài khoảng chín mươi xăng-ti-mét. Chiều rộng khoảng sáu mươi xăng-ti-mét. Nó có màu đỏ. Giá sách được chia làm nhiều ngăn nhỏ. Em sẽ giữ gìn chiếc giá sách cẩn thận.

Đoạn văn mẫu số 2

Bố vừa mua cho em một chiếc giá sách. Nó được làm bằng gỗ. Chiều dài khoảng chín mươi xăng-ti-mét. Chiều rộng khoảng sáu mươi xăng-ti-mét. Bên ngoài, giá sách được phủ lớp sơn màu vàng. Chiếc giá sách đã giúp em sắp xếp sách vở gọn gàng hơn.

Đoạn văn mẫu số 3

Hôm qua, mẹ mua cho em một chiếc giá sách. Nó được làm bằng gỗ và có hình chữ nhật. Chiều dài khoảng chín mươi xăng-ti-mét. Chiều rộng khoảng sáu mươi xăng-ti-mét. Bên ngoài, nó được sơn màu nâu. Chiếc giá sách đã giúp em sắp xếp sách vở.

Đoạn văn mẫu số 4

Em vừa được mẹ mua cho một chiếc giá sách. Nó có hình chữ nhật. Chiều dài khoảng chín mươi xăng-ti-mét. Chiều rộng khoảng sáu mươi xăng-ti-mét. Chiếc giá sách được làm bằng gỗ. Bên ngoài, nó được phủ lớp sơn màu nâu bóng. Chiếc giá sách đã giúp em sắp xếp sách vở gọn gàng hơn.

Đoạn văn mẫu số 5

Khi bắt đầu vào lớp 1, bố em có mua cho em một cái giá sách rất đẹp. Giá sách của em được làm bằng gỗ, có màu nâu bóng loáng và có ba tầng. Hai tầng dưới, mỗi tầng có ba ngăn hình chữ nhật đều nhau. Tầng một em để sách giáo khoa và vở viết, tầng hai em để sách tham khảo. Riêng tầng 3 em trang trí với rất nhiều đồ chơi dễ thương. Em rất yêu quý cái giá sách của em và em sẽ giữ gìn giá sách thật cẩn thận để nó được bền lâu.

*Lưu ý: Mẫu bài tả một đồ vật mà em yêu thích ngắn gọn chỉ mang tính chất tham khảo!

Tả một đồ vật mà em yêu thích ngắn gọn? Mẫu viết 4-5 câu tả một đồ vật mà em yêu thích như thế nào?

Tả một đồ vật mà em yêu thích ngắn gọn? Mẫu viết 4-5 câu tả một đồ vật mà em yêu thích như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Thực hiện đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn ra sao?

Căn cứ theo Mục 2 Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH năm 2022 quy định việc đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn như sau:

- Việc đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn cần đảm bảo nguyên tắc phát huy được những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh.

- Tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu mới; tạo cơ hội để học sinh khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới; gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe.

- Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.

- Khuyến khích việc xây dựng và sử dụng các đề mở trong kiểm tra, đánh giá để phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của học sinh. Xây dựng bộ công cụ đánh giá để hạn chế tính chủ quan, cảm tính của người chấm. Khi nhận xét, đánh giá các sản phẩm của học sinh, cần tôn trọng và khuyến khích cách nghĩ, cách cảm riêng của học sinh trên nguyên tắc không vi phạm những chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật.

Chương trình, kế hoạch giáo dục tiểu học trong năm học 2024-2025 như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục I Phần B Công văn 3898/BGDĐT-GDTH năm 2024 có hướng dẫn thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục tiểu học trong năm học 2024-2025 như sau:

- Xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường để chủ động, linh hoạt thực hiện và hoàn thành chương trình năm học

Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục và kế hoạch bài dạy theo quy định;

Bố trí thời gian thực hiện chương trình hiệu quả bảo đảm tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh;

Linh hoạt trong tổ chức thực hiện dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và đối tượng học sinh, bảo đảm cuối năm học học sinh đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình.

- Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông

Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học theo các văn bản hướng dẫn chuyên môn về giáo dục tiểu học đã được Bộ GDĐT ban hành, cụ thể:

- Bảo đảm tỷ lệ 1 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học;

Có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định; bảo đảm tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học, hoạt động giáo dục và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo quy định.

- Thực hiện dạy học các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học tự chọn theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học;

Tổ chức các hoạt động củng cố để học sinh hoàn thành nội dung học tập, các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh;

Các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương.

- Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mọi tiết 35 phút; thực hiện kế hoạch dạy học tối thiểu 9 buổi/tuần với 32 tiết/tuần;

Kế hoạch giáo dục bảo đảm phân bổ hợp lý giữa các nội dung giáo dục, giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu cầu cần đạt của chương trình;

Tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học;

Thời khóa biểu cần được sắp xếp một cách khoa học, bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.

- Đối với cơ sở giáo dục tiểu học chưa đủ điều kiện tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, trên cơ sở dạy học đúng, đủ nội dung và thời lượng các môn học bắt buộc theo quy định của chương trình, cơ sở giáo dục tiểu học chủ động xác định nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng phù hợp cho môn học tự chọn khi đảm bảo điều kiện thực hiện, hoạt động củng cố và hoạt động giáo dục khác.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức bán trú với nội dung, hình thức phù hợp điều kiện thực tế, có sự thống nhất, tự nguyện của học sinh, cha mẹ học sinh và theo các quy định, hướng dẫn của cơ quan quản lý;

Các hoạt động bán trú được tổ chức trong khoảng thời gian từ sau giờ học buổi sáng đến trước khi bắt đầu giờ học buổi chiều, thông qua hoạt động bán trú góp phần rèn luyện học sinh về kỹ năng sống, các năng lực, phẩm chất cần thiết, tính kỷ luật, tự phục vụ, trách nhiệm, chia sẻ, yêu thương; việc tổ chức hoạt động bán trú cần linh hoạt, có thể bao gồm các hoạt động: tổ chức ăn trưa, ngủ trưa, vui chơi, giải trí,...cho học sinh;

Tổ chức ăn trưa, bán trú phải bảo đảm các quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm, bảo đảm dinh dưỡng, sức khỏe cho học sinh.

- Tổ chức các hoạt động cho học sinh ngoài giờ học chính thức trong ngày là hoạt động theo nhu cầu, sở thích của học sinh trong khoảng thời gian từ sau giờ học chính thức cho đến thời điểm được cha mẹ học sinh đón về nhà;

Căn cứ vào nhu cầu, sở thích của học sinh, có thể tổ chức các hoạt động dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ hoặc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường (thư viện, sân chơi, bãi tập, nhà đa năng...) tạo điều kiện để học sinh vui chơi, giải trí; việc tổ chức hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ cần được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
163 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào