Sửa đổi về hồ sơ đăng ký kiểm dịch và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật nhập khẩu?
- Sửa đổi quy định về nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu?
- Kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu như thế nào theo quy định hiện nay?
- Có bắt buộc thực hiện kiểm dịch đồng thời kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu trước khi thông quan?
Sửa đổi quy định về nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 1 Thông tư 09/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TTBNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 9a như sau:
“2. Trước khi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật, chủ hàng gửi Cục Thú y 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Thú y (văn bản đề nghị theo Mẫu 19 hoặc Mẫu 20 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này). Cục Thú y thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Thú y, có văn bản hướng dẫn kiểm dịch gửi chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với trường hợp chủ hàng đăng ký trên Cổng thông tin một cửa quốc gia) hoặc gửi thư điện tử (đối với trường hợp chủ hàng đăng ký qua dịch vụ bưu chính, bưu chỉnh công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax hoặc gửi trực tiếp).”
Theo đó, trong thời gian tới thì hồ sơ đăng ký kiểm kiểm dịch và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu sẽ được thưc hiện theo khoản 1 Điều 45 Luật Thú y.
Sửa đổi về hồ sơ đăng ký kiểm dịch và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật nhập khẩu?
Kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu như thế nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT một số quy định được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
1. Trước khi nhập khẩu sản phẩm động vật, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp.
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này.
2. Thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều 8 của Thông tư này.
3. Nội dung kiểm dịch:
Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện:
a) Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật thú y. Trường hợp lô hàng nhập khẩu với mục đích làm mẫu, có trọng lượng dưới 50 kg được miễn Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu, miễn lấy mẫu kiểm tra;
b) Theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển, kho bảo quản sản phẩm động vật theo quy định.
Theo đó, việc kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu hiện nay được thực hiện theo quy định như trên.
Có bắt buộc thực hiện kiểm dịch đồng thời kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu trước khi thông quan?
Căn cứ vào khoản 6 Điều 1 Thông tư 35/2018/TT-BNNPTNT đã có quy định bổ sung như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn
…
6. Bổ sung Điều 9a như sau:
“Điều 9a. Kiểm dịch đồng thời kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu trước thông quan
1. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu, thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phải được kiểm dịch đồng thời với kiểm tra chất lượng.
2. Trước khi nhập khẩu, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp, hồ sơ gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm dịch và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu (Mẫu 20a ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Các văn bản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Luật thú y;
c) Các văn bản quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản (sau đây viết tắt là Nghị định số 39/2017/NĐ-CP) đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu hoặc các văn bản quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định số 39/2017/NĐ-CP đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản bị triệu hồi, trả về.
3. Cục Thú y thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật thú y và theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 19 Nghị định số 39/2017/NĐ-CP; gửi văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch, kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản cho chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua thư điện tử (trường hợp chủ hàng đăng ký qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax hoặc gửi trực tiếp) hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (trường hợp chủ hàng đăng ký trên Cổng thông tin một cửa quốc gia).
4. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư này; tổ chức kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu theo quy định của Nghị định số 39/2017/NĐ-CP. Trường hợp chỉ tiêu kiểm dịch trùng với chỉ tiêu kiểm tra chất lượng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu tổ chức xét nghiệm chỉ tiêu đó. Trường hợp khi chủ hàng khai báo kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu chưa có bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu, chủ hàng bổ sung trong thời gian kiểm dịch, kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản.
5. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu gửi Giấy chứng nhận kiểm dịch, Giấy xác nhận chất lượng trực tiếp cho chủ hàng hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với trường hợp chủ hàng đăng ký trên Cổng thông tin một cửa quốc gia).
6. Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản dạng phối chế vừa có nguồn gốc động vật, vừa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, Cục Thú y tổ chức thực hiện kiểm dịch, kiểm tra nhà nước về chất lượng và thông báo cho Cục Bảo vệ thực vật để phối hợp kiểm tra.”
Như vậy, thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan thì phải tiến hành kiểm tra đồng thời với kiểm dịch trước.
Thông tư 09/2022/TT-BNNPTNT sẽ có hiệu lực từ ngày 6/10/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.