Sửa đổi, bổi sung thủ tục cấp, kiểm tra C/O mẫu VK của Việt Nam trong việc thực hiện quy tắc xuất xứ tại Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc?

Tôi đang thắc mắc về. Sửa đổi, bổ sung về thủ tục cấp và kiểm tra C/O mẫu VK của Việt Nam quy định như thế nào? Mẫu C/O do Việt Nam cấp như thế nào? Hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu bao gồm những nội dung gì? Tôi xin cảm ơn!

Sửa đổi về thủ tục cấp và kiểm tra C/O trong hiệp định thương mại Việt Nam - Hàn Quốc?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 40/2015/TT-BCT về thủ tục cấp và kiểm tra C/O Thông tư quy định thực hiện quy tắc xuất xứ trong hiêp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc được quy định như sau:

"Điều 2. Thủ tục cấp và kiểm tra C/O
Thủ tục cấp và kiểm tra C/O thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Bộ Công Thương quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi (được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 01/2013/TT-BCT ngày 03 tháng 01 năm 2013 của Bộ Công Thương)."

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 09/2022/TT-BCT sửa đổi bổ sung như sau:

"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2015/TT-BCT
..
2. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 40/2015/TT-BCT như sau:
“Thủ tục cấp và kiểm tra C/O mẫu VK của Việt Nam thực hiện theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 03 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về xuất xứ hàng hóa”.

Như vậy, thủ tục cấp và kiểm tra C/O được quy định thụ thể ở trên.

Sửa đổi, bổi sung về thủ tục cấp và kiểm tra C/O mẫu VK của Việt Nam quy định như thế nào?

Sửa đổi, bổi sung thủ tục cấp, kiểm tra C/O mẫu VK của Việt Nam trong việc thực hiện quy tắc xuất xứ tại Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc?

Các quy tắc về xuất xứ Việt Nam - Hàn Quốc như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Thông tư 40/2015/TT-BCT quy định như sau:

"Điều 1. Quy tắc xuất xứ Việt Nam - Hàn Quốc
Ban hành kèm theo Thông tư này các Phụ lục sau để hướng dẫn thực hiện Chương 3 Quy tắc xuất xứ và Quy trình cấp xuất xứ trong Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (sau đây gọi tắt là Hiệp định VKFTA):
1. Quy tắc xuất xứ (Phụ lục I);
2. Quy tắc cụ thể mặt hàng (Phụ lục II);
3. Hướng dẫn thực hiện Điều 6 Phụ lục I (Phụ lục III);
4. Quy trình cấp và kiểm tra xuất xứ (Phụ lục IV);
5. Mẫu C/O VK do Việt Nam cấp (Phụ lục V);
6. Mẫu C/O KV do Hàn Quốc cấp (Phụ lục VI);
7. Mẫu Tờ khai bổ sung C/O (Phụ lục VII);
8. Hướng dẫn kê khai C/O (Phụ lục VIII); và
9. Danh mục các Tổ chức cấp C/O (Phụ lục IX)."

Như vậy các quy tắc về xuất xứ Việt Nam - Hàn Quốc được quy định như trên.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 09/2022/TT-BTC quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2015/TT-BCT.

"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2015/TT-BCT
1. Thay thế khoản 2 Điều 1 Thông tư số 40/2015/TT-BCT như sau:
Thay thế Quy tắc cụ thể mặt hàng (Phụ lục II) tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 40/2015/TT-BCT bằng Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
..."

Mẫu C/O VK do Việt nam cấp gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Phụ lục V mẫu C/O do Việt Nam cấp ban hành kèm Thông tư 40/2015/TT-BTC quy định như sau:

Như vậy, mẫu C/O VK do Việt Nam cấp bao gồm những nội dung và được quy định như trên.

Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được gồm những loại giấy tờ gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định như sau;

"Điều 15. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. Đối với thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu hoặc cho sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu hoặc cho sản phẩm không cố định (có thay đổi về định mức số lượng, định mức trọng lượng, mã HS, trị giá và nguồn cung nguyên liệu đối với cả nguyên liệu đầu vào hoặc sản phẩm đầu ra mỗi lần cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa), hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
c) Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không phải khai báo hải quan theo quy định của pháp luật không cần nộp bản sao tờ khai hải quan;
d) Bản sao hóa đơn thương mại (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
đ) Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Thương nhân được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế;
e) Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;
g) Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác;
h) Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
i) Trong trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định này; hoặc yêu cầu thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung các chứng từ dưới dạng bản sao (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất); hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất); giấy phép xuất khẩu (nếu có); chứng từ, tài liệu cần thiết khác.
..."

Như vậy, đối với thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu hoặc cho sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu hoặc cho sản phẩm không cố định được quy định cụ thể như trên.

Tải mẫu C/O do Việt Nam cấp: Tại đây

Thông tư có hiệu lực thi hành từ 01/08/2022.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,716 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào