Sử dụng toàn bộ nguồn thu từ xổ số kiến thiết để đầu tư phát triển cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề và lĩnh vực y tế?
Thực hiện dự toán thu ngân sách trên địa bàn?
Căn cứ điểm a tiểu mục 3 Mục I Phần B Chỉ thị 12/CT-TTg 2022 quy định về nhiệm vụ xây dựng dự toán Ngân sách nhà nước năm 2023 như sau:
"3. Xây dựng dự toán NSĐP
Căn cứ vào dự toán chi NSĐP năm 2023, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa NSTW và ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương áp dụng cho giai đoạn 2023-2025 và số bổ sung cân đối năm 2023 Quốc hội quyết định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa các cấp chính quyền địa phương và số bổ sung ngân sách cho chính quyền cấp dưới trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định để áp dụng từ năm 2023. Ngoài thực hiện theo đúng các yêu cầu tại các điểm 1, 2 mục I, phần B của Chỉ thị này, việc xây dựng dự toán NSĐP các cấp năm 2023 còn phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Dự toán thu NSNN trên địa bàn:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan tài chính, thuế, hải quan, phối hợp với các cơ quan liên quan, căn cứ chỉ tiêu pháp lệnh thu Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao và đánh giá những tác động của các yếu tố khách quan, chủ quan đến sản xuất, kinh doanh, nguồn thu ngân sách để chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách năm 2022 trên địa bàn.
Chấp hành nghiêm việc lập dự toán thu ngân sách và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng dự toán thu ngân sách với yêu cầu tích cực, sát thực tế phát sinh, tổng hợp đầy đủ các khoản thu ngân sách mới trên địa bàn.
Phân tích, đánh giá cụ thể những tác động ảnh hưởng đến dự toán thu NSNN năm 2023 theo từng địa bàn, từng lĩnh vực thu, từng khoản thu, sắc thuế, trong đó tập trung đánh giá ảnh hưởng nguồn thu do tác động của các yếu tố khách quan về kinh tế chính trị thế giới, khu vực, tình hình biến động giá cả, thị trường, điều hành cung ứng, luân chuyển hàng hóa, sự phục hồi của kinh tế địa phương... "
Như vậy, dự toán ngân sách địa phương nhằm đánh giá cụ thể những tác động ảnh hưởng đến dự toán thu NSNN năm 2023 theo từng địa bàn, từng lĩnh vực thu, từng khoản thu, sắc thuế, trong đó tập trung đánh giá ảnh hưởng nguồn thu do tác động của các yếu tố khách quan về kinh tế.
Sử dụng toàn bộ nguồn thu từ xổ số kiến thiết để đầu tư phát triển cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề và lĩnh vực y tế? (Hình từ internet)
Sử dụng toàn bộ nguồn thu từ xổ số kiến thiết để đầu tư phát triển cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề và lĩnh vực y tế?
Căn cứ điểm b tiểu mục 3 Mục I Phần B Chỉ thị 12/CT-TTg 2022 quy định về dự toán chi ngân sách địa phương năm 2023 như sau:
"b) Dự toán chi NSĐP:
Căn cứ dự toán chi NSĐP được Quốc hội quyết định; trên cơ sở mục tiêu của kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025 và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH năm 2023 của địa phương; các chế độ, chính sách do Trung ương, địa phương ban hành theo thẩm quyền; các nhiệm vụ theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KTXH; các địa phương xây dựng dự toán chi NSĐP, chi tiết từng lĩnh vực chi theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015; NSĐP xác định lại số tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2023 dành để thực hiện cải cách tiền lương theo quy định. Đối với chi đầu tư phát triển, phải bố trí đủ vốn theo tiến độ đã cam kết đối với các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển KTXH và các dự án đường cao tốc được phân cấp quản lý.
c) Đối với nguồn thu xổ số kiến thiết:
Các địa phương dự toán sát nguồn thu xổ số kiến thiết (bao gồm cả số thu được phân chia từ hoạt động xổ số điện toán) và tiếp tục sử dụng toàn bộ nguồn thu từ xổ số kiến thiết cho đầu tư phát triển, trong đó ưu tiên để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề (bao gồm cả đầu tư mua sắm thiết bị dạy học phục vụ chương trình đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông) và lĩnh vực y tế; phần còn lại ưu tiên chi thực hiện các công trình, dự án đầu tư phòng chống thiên tai, chống biến đổi khí hậu, nông thôn mới và các nhiệm vụ đầu tư quan trọng khác thuộc đối tượng đầu tư của NSĐP."
Như vậy thực hiện dự toán chi ngân sách địa phương là xác định lại sổ tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2023 dành để thực hiện cải cách tiền lương.
Ngoài ra, đối với nguồn thu xổ số kiến thiết tiếp tục sử dụng toàn bộ nguồn thu từ xổ số kiến thiết cho đầu tư phát triển, trong đó ưu tiên để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề và lĩnh vực y tế.
Dự toán đối với bội chi, vay và trả nợ của ngân sách địa phương năm 2023 như thế nào?
Căn cứ điểm d tiểu mục 3 Mục I Phần B Chỉ thị 12/CT-TTg 2022 quy định về dự toán chi Ngân sách Địa phương năm 2023 như sau:
"d) Đối với bội chi, vay và trả nợ của NSĐP:
Địa phương chỉ được phép đề xuất mức bội chi ngân sách cấp tỉnh khi đáp ứng đủ các quy định và điều kiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn. Đồng thời, thực hiện đánh giá đầy đủ tác động của nợ NSĐP, nhu cầu huy động vốn cho đầu tư phát triển và khả năng trả nợ trong trung hạn của NSĐP trước khi đề xuất các khoản vay mới. Đối với các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, các địa phương chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương có liên quan để hoàn thiện các thủ tục, ký kết, bổ sung vào kế hoạch trung hạn theo quy định, để làm cơ sở bố trí kế hoạch vốn trong dự toán năm 2022; dự kiến khả năng giải ngân của từng khoản vay để xây dựng kế hoạch vay nợ và bội chi NSĐP cho phù hợp.
Các địa phương chủ động bố trí nguồn để trả nợ đầy đủ các khoản nợ (cả gốc và lãi) đến hạn, đặc biệt là các khoản vay từ nguồn Chính phủ vay nước ngoài về cho vay lại."
Như vậy, đối với các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, các địa phương chủ động phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương để hoàn thiện các thủ tục, ký kết, bổ sung vào kế hoạch trung hạn theo quy định, làm cơ sở dự toán năm 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.