Sử dụng máy thở thông thường cho người nhiễm vi rút Adeno đang nguy kịch được hướng dẫn như thế nào?

Cho tôi hỏi: Sử dụng máy thở thông thường cho người nhiễm vi rút Adeno đang nguy kịch ra sao? Chăm sóc hỗ trợ hô hấp khi thở máy thế nào? - Câu hỏi của chị Như (Quận 5)

Đối tượng nhiễm vi rút Adeno nào được chỉ định sử dụng máy thở thông thường?

Căn cứ theo Quyết định 3451/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh do vi rút Adeno ở trẻ em (sau đây gọi tắt là "Hướng dẫn") ngày 26/12/2022.

Tại điểm 4.6.2.2 khoản 4.6.2 tiểu mục 4.6 Mục IV Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 3451/QĐ-BYT năm 2022, người bệnh nhiễm vi rút Adeno được áp dụng các phương pháp hỗ trợ hô hấp khi bệnh đã chuyển biến đến giai đoạn nguy kịch.

Theo đó, việc thở máy thông thường tại biện pháp thở máy xâm nhập được chỉ định đối với các trường hợp sau:

- Bệnh nhi có rối loạn nhịp thở: thở nghịch bụng, thở ngáp, cơn ngưng thở.

- Sốc không đáp ứng với điều trị.

- Thay đổi tri giác.

- Suy hô hấp nặng không đáp ứng với thở HFNC, NCPAP, NIV

+ SpO2 < 90%.

+ Tỷ số P/F < 150.

+ Vt cao > 9,5 ml/kg khi thở NIV.

+ Toan hô hấp do ứ CO2.

Như vậy, khi người bệnh nhiễm vi rút Adeno có các triệu chứng nêu trên thì cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện hỗ trợ hô hấp thông qua thở máy thông thường.

Sử dụng máy thở thông thường cho người nhiễm vi rút Adeno đang nguy kịch được hướng dẫn như thế nào?

Sử dụng máy thở thông thường cho người nhiễm vi rút Adeno đang nguy kịch được hướng dẫn như thế nào? (Hình từ Internet)

Sử dụng máy thở thông thường cho người nhiễm vi rút Adeno đang nguy kịch ra sao?

Căn cứ điểm 4.6.2.2 khoản 4.6.2 tiểu mục 4.6 Mục IV Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 3451/QĐ-BYT năm 2022, việc sử dụng máy thở thông thường cho người nhiễm vi rút Adeno đang nguy kịch được hướng dẫn như sau:

- Kiểu thở: thông khí kiểm soát áp lực được ưa dùng ở trẻ em.

- FiO2: khởi đầu đặt FiO2 100%, sau đó giảm FiO2 ở mức tối thiểu để đạt được đích SpO2: 94-96% hoặc PaO2 từ 60-80 mmHg.

- Áp lực đỉnh (PIP) khởi đầu đặt PIP ở mức phù hợp để đạt Vt 8 ml/kg, sau đó giảm để đạt 6 ml/kg nếu sức đàn của phổi kém. Giữ PEEP ban đầu ở mức 6 cmH2O sau đó có thể điều chỉnh PEEP tối ưu.

- Đích thông khí: SpO2 90-94%, pH > 7,3; Pplateau < 28 - 30 cmH2O; áp lực đẩy < 15 cmH2O (áp lực đẩy bằng = Pplateau - PEEP). Nếu Pplateau > 28 cmH2O, giảm Vt xuống 4-6 ml/kg.

+ Nếu đàn hồi của phổi còn tương đối tốt và giảm ô xy máu là do bất tương xứng giữa thông khí và tưới máu, đặc trưng bởi vòng lặp áp lực thể tích thẳng đứng, khi thở với áp lực (PIP) thấp vẫn đạt được Vt tốt, siêu âm phổi thấy thông khí tốt với A line.

Cài đặt máy thở với Vt 6-8 ml/kg và PEEP 6-8 cmH2O. Nếu giảm ô xy máu dai dẳng, cần xem xét thông khí nằm sấp. Điều chỉnh PEEP cao không có lợi vì số lượng phế nang huy động thấp.

+ Nếu độ đàn hồi phổi kém, đặc trưng bởi vòng lặp áp lực thể tích nằm thấp, biểu đồ biến thiên theo thời gian của dòng đóng, cần thở áp lực cao để đạt được Vt 6 ml/kg.

- Giảm ô xy máu dai dẳng cần được điều trị bằng điều chỉnh PEEP và thông khí nằm sấp 12-18 giờ/ngày.

- Huy động phế nang cân nhắc cẩn thận, có thể thử trong trường hợp kháng trị, với PEEP 30 cmH2O trong 15 giây và đảm bảo không có rò khí. Người bệnh cần được theo dõi sát tình trạng huyết động trong quá trình thực hiện thủ thuật.

- Tư thế nằm: cân nhắc nằm sấp nếu P/F < 150, khi người bệnh thở máy với FiO2 > 0,6 và PEEP > 5 cm H2O. Giữ nằm sấp trong 12-18 giờ nếu có thể.

Trong đó, các thông số ban đầu như sau:

+ IP 12 - 15 cmH2O (VT đạt 4-6 ml/kg)

+ FiO2 100%

+ Tần số: 30 - 35 lần/phút

+ PEEP 10 cmH2O

+ I/E = 1/1

Như vậy, việc sử dụng máy thở thông thường cho người nhiễm vi rút Adeno đang nguy kịch được thực hiện theo các nội dung trên.

Trong trường hợp thất bại với thở máy thông thường sẽ tiến hành sử dụng thở máy cao tần (HFO - High-Frequency Oscillation).

Chăm sóc hỗ trợ hô hấp khi thở máy thế nào? Người bệnh nhiễm vi rút Adeno sẽ sử dụng những thuốc gì?

Theo điểm 4.6.2.2 khoản 4.6.2 tiểu mục 4.6 Mục IV Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 3451/QĐ-BYT năm 2022, khi thực hiện hỗ trợ hô hấp bằng biện pháp thở máy cho người bệnh nhiễm vi rút Adeno đang nguy kịch, việc chăm sóc hỗ trợ được quy định như sau:

- Tư thế đầu cao 30°;

- Dự phòng loét dạ dày hành tá tràng do stress bằng sucrafate hoặc thuốc ức chế bơm proton khi có nguy cơ chảy máu;

- Thay đổi bộ làm ấm làm ẩm 5-7 ngày/lần, hoặc khi báo lỗi;

- Bộ lọc HME không nên sử dụng ở trẻ nhỏ vì nó làm tăng khoảng chết.

Trong quá trình hỗ trợ hô hấp khi thở máy, người bệnh nhiễm vi rút Adeno sẽ sử dụng các loại thuốc sau:

- Corticosteroid

- IVIG (Immunoglobulin đường tĩnh mạch)

- Kháng sinh/kháng nấm

- Thuốc chống đông: nếu có chỉ định, điều trị theo phác đồ chống đông

Ngoài ra, thuốc kháng vi rút cũng được xem là một trong những loại thuốc điều trị bệnh do vi rút Adeno, tuy nhiên hiện nay chưa có các thuốc kháng vi rút đặc hiệu với HAdV, một số thuốc kháng vi rút đang trong quá trình nghiên cứu.

Do đó, việc hỗ trợ hô hấp cho người bệnh nhiễm vi rút Adeno khi thở máy được thực hiện theo các nội dung nêu trên, người bệnh sẽ được chỉ định uống 04 loại thuốc điều trị.

Xem chi tiết tại Quyết định 3451/QĐ-BYT năm 2022.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
771 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào