Sơ đồ quy trình lấy mẫu, lập hồ sơ yêu cầu phân tích tại đơn vị yêu cầu và tiếp nhận, kiểm tra, xử lý hồ sơ yêu cầu ban hành thông báo tại Chi cục kiểm định Hải quan?
- Sơ đồ quy trình lấy mẫu, lập hồ sơ yêu cầu phân tích tại đơn vị yêu cầu và tiếp nhận, kiểm tra, xử lý hồ sơ yêu cầu ban hành thông báo tại chi cục kiểm định Hải quan?
- Hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm những gì?
- Phương pháp lấy mẫu để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như thế nào?
Sơ đồ quy trình lấy mẫu, lập hồ sơ yêu cầu phân tích tại đơn vị yêu cầu và tiếp nhận, kiểm tra, xử lý hồ sơ yêu cầu ban hành thông báo tại chi cục kiểm định Hải quan?
Tại Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định 2166/QĐ-TCHQ năm 2021 có nêu rõ sơ đồ quy trình lấy mẫu, lập hồ sơ yêu cầu phân tích tại đơn vị yêu cầu và tiếp nhận, kiểm tra, xử lý hồ sơ yêu cầu phân tích, ban hành thông báo kết quả phân tích tại Chi cục Kiểm định hải quan như sau:
Đồng thời tại Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định 2166/QĐ-TCHQ năm 2021 có nêu rõ sơ đồ quy trình tiếp nhận, kiểm tra, xử lý hồ sơ thông báo kết quả phân tích kèm mã số đề xuất, ban hành thông báo kết quả phân loại tại cục Kiểm định hải quan như sau:
Sơ đồ quy trình lấy mẫu, lập hồ sơ yêu cầu phân tích tại đơn vị yêu cầu và tiếp nhận, kiểm tra, xử lý hồ sơ yêu cầu ban hành thông báo tại Chi cục kiểm định Hải quan? (Hình từ Internet)
Hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy trình kèm theo Quyết định 2166/QĐ-TCHQ năm 2021 có nêu rõ như sau:
Hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại
1. Hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại bao gồm:
a) Các chứng từ được đóng dấu giáp lai, bao gồm:
a.1) Phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kiêm Biên bản lấy mẫu hàng hóa (sau đây gọi là phiếu yêu cầu phân tích) theo mẫu số 05/PYCPT/2021 ban hành kèm Thông tư số 17/2021/TT-BTC. Mỗi mặt hàng lập 01 phiếu yêu cầu phân tích.
Tại mục 13 phiếu yêu cầu phân tích ghi rõ cơ sở nghi ngờ mã số khai báo không chính xác, mã số nghi ngờ, tiêu chí yêu cầu phân tích để phân loại cụ thể chi tiết theo Chú giải HS, Chú giải bổ sung Danh mục AHTN, Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu và ghi chỉ đạo của Trực ban Trực tuyến, chuyên đề của Tổng cục Hải quan (ghi rõ số, ngày văn bản/chỉ đạo) (nếu có).
Trường hợp Chi cục Kiểm định hải quan phối hợp với đơn vị yêu cầu phân tích lấy mẫu phân tích để phân loại, tại nội dung công chức hải quan 1, công chức hải quan 2 thuộc mục 7 phiếu yêu cầu phân tích chỉ ghi tên công chức hải quan thuộc đơn vị yêu cầu phân tích.
a.2) Phiếu ghi số, ngày văn bản, chứng từ thuộc hồ sơ hải quan liên quan đến mẫu hàng hóa theo mẫu số 01/PGTL/2021 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Quy trình này;
a.3) Tài liệu kỹ thuật (bản sao). Trường hợp không có tài liệu kỹ thuật thì đơn vị yêu cầu phân tích phải nêu rõ lý do hàng hóa không có tài liệu kỹ thuật tại mục 12 phiếu yêu cầu phân tích.
Trường hợp bổ sung tài liệu kỹ thuật sau thời điểm tiếp nhận, đơn vị yêu cầu phân tích có công văn kèm tài liệu kỹ thuật gửi Chi cục Kiểm định hải quan.
a.4) Bản chụp màn hình đã cập nhật thông tin phiếu yêu cầu phân tích trên hệ thống MHS;
a.5) Bản chụp màn hình thể hiện đã tra cứu trên cơ sở dữ liệu nhưng không có thông tin để tham khảo. Tiêu chí tra cứu gồm ít nhất các nội dung sau: tên thương mại tại các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; tên hàng theo khai báo (mô tả hàng hóa theo các tiêu chí trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam) và mã số theo khai báo; tên hàng theo khai báo (mô tả hàng hóa theo các tiêu chí trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam) và mã số nghi ngờ.
a.6) Phiếu ghi kết quả kiểm tra (nếu có) của cán bộ kiểm hóa theo mẫu số 06/PGKQKT/GSQL tại Phụ lục II Thông tư 39/2018/TT-BTC ;
a.7) Bản sao của các chứng từ khác trong bộ hồ sơ hải quan (nếu có) như: Hợp đồng thương mại (hoặc hóa đơn thương mại), chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), giấy chứng nhận phân tích thành phần hàng hóa (C/A), giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa (C/Q), các chứng từ khác liên quan.
b) Mẫu hàng hóa.
c) Trường hợp gửi nhiều mặt hàng thuộc cùng 01 tờ khai hải quan thì có thể gửi 01 bộ hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại, số lượng phiếu yêu cầu phân tích tương ứng với số lượng mặt hàng.
2. Chậm nhất không quá 02 ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu, đơn vị yêu cầu phân tích phải gửi hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại, đảm bảo mẫu không bị biến chất. Đơn vị yêu cầu phân tích gửi hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại đến Chi cục Kiểm định hải quan qua đường bưu điện, dịch vụ chuyển phát hoặc gửi trực tiếp.
Theo đó, hồ sơ yêu cầu phân tích để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm những giấy tờ quy định trên.
Phương pháp lấy mẫu để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Phần 4 Phụ lục Quy trình kèm theo Quyết định 2166/QĐ-TCHQ năm 2021 có nêu rõ phương pháp lấy mẫu để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:
- Trường hợp lô hàng đồng nhất thì chỉ cần lấy trong một đơn vị đóng gói tại các vị trí khác nhau (trên, dưới, giữa) rồi trộn đều thành một mẫu chung.
- Trường hợp lô hàng nghi ngờ không đồng nhất thì phải lấy trên các bao gói khác nhau, ở các vị trí khác nhau (trên, dưới, giữa và các góc), sau đó trộn đều thành một mẫu chung.
- Đối với hàng hóa ở dạng lỏng, trước khi lấy mẫu cần phải khuấy, lắc đều để tạo độ đồng nhất.
- Đối với hàng hóa dạng rắn, dạng bột, trước khi lấy mẫu cần phải trộn đều, đảm bảo độ đồng nhất.
- Đối với hàng hóa được đóng gói là bộ sản phẩm phải lấy cả bộ sản phẩm.
- Đối với các mẫu sắt, thép: Các mẫu sắt thép được cắt bằng cơ khí phải làm mát liên tục để đảm bảo không làm biến đổi tính chất lý, hóa của sản phẩm. Lấy kèm thêm hoặc chụp hình nhãn mác (bằng giấy hoặc nhôm) thường được gắn kèm trên mỗi cuộn sắt, thép khi xuất xưởng và chụp ảnh mẫu thể hiện được bề mặt lớn, cạnh, mặt đầu, các góc cạnh.
- Đối với mẫu kim loại khác: Ở dạng các thỏi, hoặc các cuộn, ... đồng nhất thì cắt mẫu đại diện ngẫu nhiên kèm hình ảnh kích thước hàng hóa. Trường hợp nghi ngờ không đồng nhất thì lấy mẫu riêng biệt.
- Đối với hàng hóa độc hại, dễ cháy nổ, nguy hiểm: Việc lấy mẫu phải được thực hiện bởi các chuyên gia trong các lĩnh vực thích hợp hoặc các cá nhân đã được đào tạo phù hợp để thực hiện việc lấy mẫu, phải trang bị bảo hộ lao động và lấy ở nơi thông thoáng; nếu mẫu dễ biến đổi do tác động của môi trường thì phải thao tác nhanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.