Siêu bão Yagi có ảnh hưởng miền Nam và TPHCM không? Thời tiết miền Nam và TPHCM ngày 6/9/2024 thế nào?

Siêu bão Yagi có ảnh hưởng miền Nam và TPHCM không? Thời tiết miền Nam và TPHCM ngày 6/9/2024 thế nào?

Siêu bão Yagi có ảnh hưởng miền Nam và TPHCM không? Thời tiết miền Nam và TPHCM ngày 6/9/2024 thế nào?

NÓNG: ATNĐ mạnh lên thành bão số 4 ảnh hưởng đến TPHCM và miền Nam ra sao?

Ngày 06/9, Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam bộ đã có văn bản XTND_28/08h00/NABO tải về tin bão khẩn cấp (bão số 3 - Siêu bão Yagi).

Theo đó, vào 7h sáng ngày 06/9/2024 vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,2 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 160km về phía Đông Đông Nam; cách Quảng Ninh khoảng 600km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20km/h.

Vậy, Siêu bão Yagi có ảnh hưởng miền Nam và TPHCM không? Thời tiết miền Nam và TPHCM ngày 6/9/2024 thế nào?

Cũng theo tin bão khẩn cấp (bão số 3 - Siêu bão Yagi) của Đài Khí tượng Thủy văn nêu rõ ảnh hưởng của Siêu bão Yagi đến các tỉnh thành miền Nam và TPHCM như sau:

- Vùng biển Nam Bộ và TP.HCM: Vùng biển từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm vùng biển TpHCM) gió Tây Nam mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7-8. Vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan gió Tây Nam cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Độ cao sóng 2.0-4.0m.

Trên cả hai vùng biển, thời tiết có mưa rào và dông, trong cơn dông đề phòng gió giật mạnh, lốc xoáy.

- Thời tiết chi tiết Nam Bộ: Trời nhiều mây, ngày có lúc giảm mây nắng gián đoạn, có mưa rào nhiều nơi, rải rác mưa vừa và dông, có nơi mưa to, cục bộ có mưa rất to. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.

- Thời tiết chi tiết TP.HCM: Trời nhiều mây, ngày có lúc giảm mây nắng gián đoạn, có mưa rào nhiều nơi, rải rác mưa vừa và dông, có nơi mưa to. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh.

Ngoài ra tại văn bản DONG-03/20h45/NABO tải của Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam bộ cũng cảnh báo dông, tố, lốc, sét, mưa đá và mưa lớn cục bộ trên khu vực Nam Bộ.

Qua theo dõi trên ảnh mây vệ tinh, ảnh ra đa thời tiết, định vị sét cho thấy mây dông đang phát triển gây mưa rào và kèm theo dông, sét trên khu vực các tỉnh:

- Tỉnh Trà Vinh (Huyện Trà Cú, Huyện Duyên Hải)

- Tỉnh Đồng Nai (Huyện Nhơn Trạch, Huyện Long Thành, Thành phố Biên Hòa, Huyện Cẩm Mỹ, Huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Long Khánh, Xuân Lộc, Huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Tân Phú)

- Thành phố Hồ Chí Minh (Bình Chánh, Quận 7, Thành phố Thủ Đức)

- Tỉnh Long An (Huyện Thủ Thừa, Bến Lức, Đức Huệ, Đức Hòa)

- Tỉnh Bình Dương (Dĩ An, Huyện Bắc Tân Uyên, Thị xã Tân Uyên, Phú Giáo, Huyện Bàu Bàng)

- Tỉnh Bình Phước (Huyện Đồng Phú, Thị xã Chơn Thành, Huyện Hớn Quản, Huyện Phú Riềng, Huyện Bù Đăng, Huyện Bù Gia Mập, Huyện Bù Đốp).

Theo đó, ngày 06/9 Siêu bão Yagi ảnh hưởng đến miền Nam và TPHCM gây mưa vừa và dông, có nơi mưa to. Trong cơn dông cần đề phòng lốc, sét và gió giật mạnh trên khu vực các tỉnh miền Nam trên và Thành phố Hồ Chí Minh (Bình Chánh, Quận 7, Thành phố Thủ Đức).

Cập nhật: Mưa lớn ở TPHCM và miền Nam từ ngày 12-13/9 gây ngập úng

Xem thêm: Cập nhật các tỉnh thành cho học sinh nghỉ học để tránh siêu bão Yagi (bão số 3)

Xem thêm: Tình hình bão Yagi mới nhất? Siêu bão Yagi mới nhất giật cấp bao nhiêu?

Xem thêm: Siêu bão Yagi có vào Hà Nội không?

Xem thêm: Các nơi ở TPHCM, miền Nam bị ảnh hưởng bởi bão Yagi mới nhất ngày 07/9

Xem thêm: Bản đồ Việt Nam 3 miền, 63 tỉnh thành mới nhất

>> Mẫu thông báo nghỉ bão số 3 cho doanh nghiệp (Mẫu 1): Tải về

>> Mẫu thông báo nghỉ bão số 3 cho doanh nghiệp (Mẫu 2): Tải về

Siêu bão Yagi có ảnh hưởng miền Nam và TPHCM không? Thời tiết miền Nam và TPHCM ngày 6/9/2024 thế nào?

Siêu bão Yagi có ảnh hưởng miền Nam và TPHCM không? Thời tiết miền Nam và TPHCM ngày 6/9/2024 thế nào? (Hình từ Internet)

Siêu bão YAGI đổ bộ vào tỉnh nào?

Xem cập nhật thông tin mới nhất về siêu bão YAGI (bão số 3) 2024: TẠI ĐÂY

Theo thông tin cập nhật mới nhất thì Dự báo tác động của siêu bão YAGI (bão số 3) như sau:

Trên biển: Vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 11-14, vùng gần tâm siêu bão đi qua cấp 15-16, giật trên cấp 17; biển động dữ dội.

Từ khoảng trưa ngày 06/9, vùng biển phía Đông của vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ) có gió mạnh dần lên cấp 6-7.

Từ tối và đêm 06/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-14, giật cấp 17; biển động dữ dội.

Sóng biển cao 10-12m, biển động dữ dội

Trên đất liền: Từ đêm 06/9 và gần sáng ngày 07/9, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9- 11 (Thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ sáng đến chiều tối ngày 07/9).

Sóng biển: Vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có sóng biển cao 7,0-9,0m, vùng gần tâm siêu bão 10,0-12,0m. Biển động dữ dội.

Từ trưa ngày 06/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) sóng cao 2,0-4,0m, sau tăng lên 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão đi qua 6,0-8,0m.

Từ đêm 06/9 và gần sáng ngày 07/9, vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá sóng cao 2,0-3,0m, sau tăng lên 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão 3,0-5,0m.

Đề phòng nước dâng, nước rút do bão

Nước dâng/rút do bão: Khu vực ven biển từ Thanh Hoá đến Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,5m (Thanh Hóa)-1,8m (Quảng Ninh) vào chiều và đêm ngày 07/9 và nước rút do bão, khoảng 0,5m (Thanh Hoá)-1,0m (Quảng Ninh) xuất hiện vào sáng ngày 07/9.

Các khu vực neo đậu tàu thuyền, khu nuôi trồng thuỷ sản, các tuyến đê, kè biển trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và nước dâng/rút do bão.

Các khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông đề phòng nguy cơ ngập do nước dâng và sóng lớn.

Mưa lớn diện rộng, có nơi trên 500mm

Mưa lớn: Trong ngày hôm nay (06/9) ở khu vực phía Đông Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hoá- Thừa Thiên Huế có mưa dông do tác động vành ngoài hoàn lưu bão số 03.

Từ đêm 06/9 đến sáng 09/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá có khả năng xuất hiện một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm (mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ tập trung trong ngày và đêm 07/9; phía Tây Bắc Bộ từ tối ngày 07/9 đến đêm 08/9).

Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Dông, lốc xoáy: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão rộng, cần đề phòng nguy cơ xảy ra dông, lốc và gió giật mạnh cả trước và trong khi bão đổ bộ.

Chỉ đạo mới nhất về siêu bão YAGI (bão số 3) của Thủ tướng Chính phủ ra sao?

Theo nội dung tại Công điện 87/CĐ-TTg năm 2024, Bão số 3 được dự báo có cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn, diễn biến phức tạp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

- Bộ trưởng các Bộ, Bí thư và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các địa phương nêu trên tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, đôn đốc, triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bão với tinh thần phải chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất để bảo đảm an toàn tính mạng, nhất là trẻ em và các đối tượng yếu thế, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của Nhân dân và Nhà nước.

- Các đồng chí Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nêu trên đình hoãn các cuộc họp không thật cấp bách, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, phân công từng đồng chí trong Thường vụ, thường trực Ủy ban trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng, chống bão, lũ, trong đó tập trung:

+ Rà soát kỹ, triển khai ngay công tác bảo đảm an toàn đối với các hoạt động trên biển, đảo; bảo đảm an toàn cho người, tàu thuyền, phương tiện hoạt động trên biển (đặc biệt là tàu thuyền ở khu vực Vịnh Bắc Bộ và ven biển từ Hà Tĩnh trở ra) và tại nơi tránh trú.

+ Bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân tại các khu vực nguy hiểm, nhất là trên lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy hải sản, tàu thuyền tại nơi tránh trú, khu vực có nguy cơ ngập sâu do sóng lớn, nước dâng, mưa lũ, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét không bảo đảm an toàn, kiên quyết không để người dân ở lại khu vực nguy hiểm khi bão ảnh hưởng trực tiếp và mưa lũ lớn (trường hợp cần thiết phải chủ động cưỡng chế di dời để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân).

+ Chỉ đạo đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ đập, an toàn giao thông, hạn chế thiệt hại về nhà ở, kho tàng, trụ sở, công trình công cộng, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, chống ngập úng khu đô thị và khu công nghiệp.

+ Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tại khu vực trọng điểm xung yếu để sẵn sàng triển khai xử lý kịp thời các tình huống phát sinh khi bão, lũ.

+ Xem xét trách nhiệm người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị lơ là, chủ quan trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bão, lũ; xử lý nghiêm chủ doanh nghiệp, phương tiện, tàu thuyền, lồng bè không tuân thủ chỉ đạo của cơ quan chức năng và lực lượng có thẩm quyền trong công tác phòng, chống bão.

+ Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ nếu chủ quan, lơ là trong lãnh đạo chỉ đạo, chậm triển khai ứng phó với bão, lũ dẫn tới thiệt hại lớn về người và tài sản.

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị có liên quan khẩn trương rà soát, cập nhật phương án ứng phó theo mức độ rủi ro của bão, chủ động bố trí lực lượng, phương tiện phối hợp với các lực lượng có liên quan triển khai công tác phòng, chống bão, lũ theo quy định; các Bộ, ngành khác theo chức năng quản lý nhà nước được giao tiếp tục chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác phòng, chống bão theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 86/CĐ-TTg năm 2024.

- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức trực ban 24/7 theo dõi chặt chẽ tình hình, chủ động chỉ đạo, đôn đốc các địa phương triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai thực tế, kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.

- Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai kịp thời, có hiệu quả công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão.

- Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách những vấn đề đột xuất, phát sinh.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

64,622 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào