Sẽ dùng mống mắt, giọng nói để xác thực tài khoản định danh điện tử đúng không? Tài khoản định danh điện tử có mấy mức độ xác thực?

Sẽ dùng mống mắt, giọng nói để xác thực tài khoản định danh điện tử đúng không? Tài khoản định danh điện tử có mấy mức độ xác thực? - Câu hỏi của chị L.M (Lâm Đồng)

Sẽ dùng mống mắt, giọng nói để xác thực tài khoản định danh điện tử?

Theo Điều 24 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định mức độ xác thực tài khoản định danh điện tử như sau:

Mức độ xác thực tài khoản định danh điện tử
1. Mức độ 1: Xác thực tài khoản định danh điện tử được thực hiện dựa trên một yếu tố xác thực theo quy định tại khoản 9 Điều 3 và phương tiện xác thực quy định tại khoản 10 Điều 3 Nghị định này trong đó không có thông tin về sinh trắc học.
2. Mức độ 2: Xác thực tài khoản định danh điện tử được thực hiện dựa trên hai yếu tố xác thực khác nhau theo quy định tại khoản 9 Điều 3 và phương tiện xác thực tương ứng tại khoản 10 Điều 3 Nghị định này trong đó không có thông tin về sinh trắc học.
3. Mức độ 3: Xác thực tài khoản định danh điện tử được thực hiện dựa trên hai yếu tố xác thực khác nhau trở lên theo quy định tại khoản 9 Điều 3 và phương tiện xác thực tương ứng tại khoản 10 Điều 3 Nghị định này trong đó có một thông tin về sinh trắc học.
4. Mức độ 4: Xác thực tài khoản định danh điện tử được thực hiện dựa trên các yếu tố xác thực gồm ảnh chân dung, vân tay với thông tin trên thẻ Căn cước công dân hoặc Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.

Bên cạnh đó theo Điều 20 dự thảo Nghị định Quy định về định danh và xác thực điện tử 2024 thì 4 mức độ xác thực tài khoản định danh điện tử như sau:

Mức độ xác thực tài khoản định danh điện tử
1. Mức độ 1: Xác thực tài khoản định danh điện tử được thực hiện dựa trên một yếu tố xác thực theo quy định tại khoản 8 Điều 3 và phương tiện xác thực quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định này trong đó không có thông tin về sinh trắc học.
2. Mức độ 2: Xác thực tài khoản định danh điện tử được thực hiện dựa trên hai yếu tố xác thực khác nhau theo quy định tại khoản 8 Điều 3 và phương tiện xác thực tương ứng tại khoản 9 Điều 3 Nghị định này trong đó không có thông tin về sinh trắc học.
3. Mức độ 3: Xác thực tài khoản định danh điện tử được thực hiện dựa trên hai yếu tố xác thực khác nhau trở lên theo quy định tại khoản 8 Điều 3 và phương tiện xác thực tương ứng tại khoản 9 Điều 3 Nghị định này trong đó có một thông tin về sinh trắc học.
4. Mức độ 4: Xác thực tài khoản định danh điện tử được thực hiện dựa trên các yếu tố xác thực gồm ít nhất 01 yếu tố về sinh trắc học (ảnh khuôn mặt, vân tay, giọng nói, mống mắt), ít nhất 01 yếu tố của chủ thể danh tính điện tử sở hữu (thẻ căn cước, thiết bị, phần mềm) và 01 yếu tố chủ thể danh tính điện tử biết (mật khẩu; mã bí mật; mã vạch 2 chiều).

Như vậy tài khoản định danh điện tử có 4 mức độ xác thực dựa trên các yếu tố xác thực là các thông tin chủ thể danh tính điện tử sử dụng hoặc sở hữu và các phương thức xác thực như: mật khẩu; mã bí mật; mã vạch 2 chiều; thiết bị đầu cuối; thiết bị hoặc phần mềm mật khẩu sử dụng một lần; thiết bị hoặc phần mềm mật mã, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu, ảnh chân dung, vân tay được sử dụng cho mục đích xác thực điện tử.

Trong đó, nổi bật là mức độ 4 tài khoản định danh điện tử sẽ được xác định theo các yếu tố xác thực gồm:

- Ít nhất 01 yếu tố về sinh trắc học (ảnh khuôn mặt, vân tay, giọng nói, mống mắt)

- Ít nhất 01 yếu tố của chủ thể danh tính điện tử sở hữu (thẻ căn cước, thiết bị, phần mềm)

- Và 01 yếu tố chủ thể danh tính điện tử biết (mật khẩu; mã bí mật; mã vạch 2 chiều).

Tài khoản định danh điện tử có mấy mức độ xác thực? Phân loại, đối tượng được cấp Căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử theo Dự thảo mới?

Tài khoản định danh điện tử có mấy mức độ xác thực? Phân loại, đối tượng được cấp Căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử theo Dự thảo mới? (Hình từ Internet)

Phân loại, đối tượng được cấp xăn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử theo Dự thảo mới được quy định thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 dự thảo Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử 2024 thì việc phân loại, đối tượng được cấp xăn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử như sau:

- Công dân Việt Nam được cấp tài khoản định danh mức độ 1, tài khoản định danh điện tử mức độ 2 (căn cước điện tử).

- Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 1, tài khoản định danh điện tử mức độ 2.

- Cơ quan, tổ chức được thành lập hoặc đăng ký hoạt động tại Việt Nam được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2.

- Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của công dân Việt Nam, người nước ngoài gồm thông tin về danh tính điện tử của công dân Việt Nam, người nước ngoài (trừ thông tin về vân tay).

- Tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của người nước ngoài, của tổ chức gồm thông tin quy định tại Điều 5, Điều 6 dự thảo Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử 2024 và các thông tin khác được chia sẻ, cập nhật từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

- Căn cước điện tử của công dân Việt Nam gồm các thông tin quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Căn cước 2023.

Việc cập nhật thông tin vào căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử theo Dự thảo mới được quy định thế nào?

Căn cứ tại Điều 8 dự thảo Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử 2024 thì thông tin trong căn cước điện tử của công dân Việt Nam, tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của công dân Việt Nam, tài khoản định danh điện tử của người nước ngoài và tổ chức được cập nhật từ những nguồn sau:

- Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;

- Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;

- Cơ sở dữ liệu căn cước;

- Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh;

- Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;

- Cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác.

Tài khoản định danh điện tử Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Tài khoản định danh điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Được sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 khi sang tên xe không? Thủ tục thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Trường hợp nào được cấp tài khoản định danh điện tử tại nhà? Thực hiện đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử tại nhà như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn kích hoạt tài khoản định danh điện tử không cần điện thoại? Kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên VNeID ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn kích hoạt tài khoản định danh điện tử trên điện thoại? Hướng dẫn kích hoạt tài khoản định danh điện tử online?
Pháp luật
Hướng dẫn đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1, tài khoản định danh điện tử mức độ 2 từ 01/7/2024?
Pháp luật
Người nước ngoài ở Việt Nam có được cấp tài khoản định danh điện tử không? Nếu có thì ai có thẩm quyền cấp?
Pháp luật
Mấy tuổi được cấp tài khoản định danh điện tử? Ai có thẩm quyền cấp tài khoản định danh điện tử?
Pháp luật
Hình thức thể hiện căn cước điện tử là gì? Giá trị sử dụng của căn cước điện tử như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Người nước ngoài được cấp tài khoản định danh điện tử từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Trẻ dưới 14 tuổi được cấp tài khoản định danh điện tử mức độ mấy? Sử dụng số điện thoại nào để đăng ký tài khoản định danh điện tử cho trẻ dưới 14 tuổi?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài khoản định danh điện tử
1,199 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào