Sắp tới, 100% các thủ tục cấp phép, kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa?

Tôi hiện đang làm việc trong lĩnh vực hải quan. Tôi vừa biết thông tin về kế hoạch chuyển đổi số ngành hải quan đến năm 2025. Cho tôi hỏi, sắp tới, 100% các thủ tục cấp phép, kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa phải không? Rất mong nhận được tư vấn. Xin cảm ơn!

Sắp tới, 100% các thủ tục cấp phép, kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa?

Theo quy định tại tiết 2.3 tiểu mục 2 Mục III Phần II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 như sau:

"III. MỤC TIÊU 
...
2. Mục tiêu cụ thể
...
2.3. Về Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN 
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN đảm bảo đồng bộ với chuyển đổi số nghiệp vụ hải quan và doanh nghiệp theo hướng số hóa và xử lý tập trung thủ tục hành chính của các Bộ, Ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; triển khai mở rộng số lượng các thủ tục hành chính của các Bộ, ngành; kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa cơ quan hải quan với: Các bộ, ngành, các cơ quan chức năng thuộc và trực thuộc các bộ, ngành; các đơn vị quản lý cửa khẩu, kiểm soát xuất nhập cảnh, các bên có liên quan, cụ thể như sau: 
- Hoàn thành việc xây dựng hệ thống CNTT theo định hướng xử lý tập trung, đáp ứng yêu cầu triển khai mở rộng Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và ngoài ASEAN. 
- Cổng thông tin một cửa quốc gia đáp ứng yêu cầu trở thành điểm tiếp nhận và chia sẻ thông tin, dữ liệu, chứng từ điện tử cho tất cả các bên tham gia vào hoạt động thương mại xuyên biên giới, chuỗi cung ứng, logistics thông qua việc tập trung hóa dữ liệu và tập trung hóa việc xử lý dữ liệu. 
- 100% các thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp phép, kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia."

Theo đó, sắp tới đây, 100% các thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp phép, kiểm tra chuyên ngành cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.

Chuyển đổi số ngành Hải quan

Chuyển đổi số ngành Hải quan

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động quản lý điều hành ngành Hải quan

Theo quy định tại tiết 2.4 tiểu mục 2 Mục III Phần II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 như sau:

"III. MỤC TIÊU 
...
2. Mục tiêu cụ thể
...
2.4. Về quản trị nội ngành 
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động quản lý điều hành ngành Hải quan, cụ thể: 
- Hoàn thiện môi trường làm việc điện tử trong ngành Hải quan; hướng tới môi trường phi giấy tờ trong quản lý nhà nước về hải quan thông qua việc đẩy mạnh sử dụng chữ ký số đảm bảo: 90% hồ sơ công việc tại Tổng cục Hải quan được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% công tác báo cáo được thực hiện trên hệ thống. 
- 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất. 
- 100% hồ sơ được tạo, lưu giữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định.
- 100% công chức được gắn định danh số trong xử lý công việc 
- 100% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản; 
- 50% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phân tích, khai thác dữ liệu và công nghệ số. 
- 80% hoạt động giám sát, kiểm tra của cơ quan hải quan được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống công nghệ thông tin của Tổng cục Hải quan. 
- Tối thiểu 70% nội dung chương trình đào tạo được thực hiện trực tuyến; tối thiểu 70% kỳ thi tuyển, thi nâng ngạch lên ngạch kiểm tra viên hải quan, kiểm tra viên chính hải quan và tương đương (đối với các kỳ thi Tổng cục được ủy quyền tô chức) thực hiện thi vòng 1 trên máy tính. 
- Tích hợp, đồng bộ hóa Hệ thống quản lý đào tạo với Hệ thống quản lý cán bộ, công chức, viên chức để theo dõi quá trình đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức, viên chức trong suốt thời gian công tác tại ngành Hải quan. 
- Số hóa 100% dữ liệu quản lý đào tạo. - Triển khai công cụ làm việc, cộng tác trên môi trường số đạt 70%.
- Triển khai công cụ báo cáo tự động theo yêu cầu đạt 70%.
- Tỷ lệ nền tảng điện toán đám mây được triển khai: 70%.
- Triển khai công cụ báo cáo tự động theo yêu cầu: 90%. 
- Thực hiện số hóa các bài giảng hướng tới thực hiện giảng trực tuyến với: 100% bài giảng nghiệp vụ hải quan tổng hợp; 30% bài giảng chương trình đào tạo chuyên sâu; 50% bài giảng và kiến thức chung phục vụ hải quan số, hải quan thông minh; 50% bài giảng theo khung năng lực vị trí việc làm. 
- Kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số với Hệ thống chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính và Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. 
- Xây dựng nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hợp tập trung, có ứng dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa hoạt động. 
- Tham gia mở dữ liệu và cung cấp dữ liệu mở phục vụ phát triển Chính phủ 
số. 
- Triển khai ứng dụng rộng rãi các công nghệ 4.0 (như: AI, Blockchain, Big Data, Cloud, IoT,...) trong quản lý nhà nước về hải quan. 

Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin

Theo quy định tại tiết 2.5 tiểu mục 2 Mục III Phần II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 707/QĐ-TCHQ năm 2022 như sau:

"III. MỤC TIÊU 
...
2. Mục tiêu cụ thể
...
2.5. Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin 
- Hoàn thiện kiến trúc phần cứng CNTT ngành Hải quan theo mô hình điện toán đám mây và thực hiện đầu tư mới, thay thế, nâng cấp đồng bộ trang thiết bị CNTT cho các đơn vị Hải quan đáp ứng yêu cầu triển khai phần mềm ứng dụng cốt lõi, phù hợp với kiến trúc Chính phủ ngành Tài chính và Kiến trúc Chính phủ ngành Hải quan. 
- Nâng cấp, mở rộng hạ tầng kỹ thuật của Trung tâm dữ liệu Tổng cục Hải quan theo tiêu chuẩn Tier 3 để đảm bảo sẵn sàng cho triển khai, vận hành các hệ thống CNTT Hải quan 24/7 an ninh an toàn. 
- Đầu tư nâng cấp, thay thế trang thiết bị, mở rộng băng thông hệ thống mạng của Hải quan phù hợp với kiến trúc, lộ trình triển khai hạ tầng truyền thông thống nhất ngành Tài chính và kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan. 
- Đầu tư trang bị và triển khai kết nối, tích hợp các trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác quản lý giám sát Hải quan như camera, máy soi, cân điện tử, seal định vị, ... với hệ thống CNTT Hải quan đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá và quản lý Hải quan xuyên suốt từ khâu đầu đến khâu cuối."

Như vậy, trong thời gian tới, ngành Hải quan đẩy mạnh chuyển đổi số với các nội dung nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

901 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào