Rằm tháng Giêng 2023 là ngày nào? Đốt vàng mã cúng rằm tháng Giêng có bị xử phạt hay không?

Cho hỏi nằm tháng Giêng 2023 là ngày nào? Đốt vàng mã khi cúng rằm tháng Giêng có vi phạm pháp luât không? - Thắc mắc của anh Hưng Thịnh (Vĩnh Long)

Rằm tháng Giêng 2023 là ngày nào?

Sau Tết Nguyên đán, rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu là một trong những ngày quan trọng theo quan niệm và phong tục của người dân.

Theo đó, ngày rằm tháng Giêng là ngày 15/1 âm lịch hàng năm. Năm 2023, rằm tháng Giêng sẽ rơi vào ngày Chủ nhật, ngày 5/2 Dương lịch.

Dưới góc độ pháp lý, việc thực hiện, tổ chức các hoạt động tín ngưỡng cần phải tuân theo các quy định pháp luật. Cụ thể, những nguyên tắc này được quy định tại Điều 10 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:

- Hoạt động tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.

Rằm tháng Giêng 2023 là ngày nào? Đốt vàng mã cúng rằm tháng Giêng vô tình làm cháy tài sản của người khác thì bị phạt như thế nào?

Rằm tháng Giêng 2023 là ngày nào? Đốt vàng mã cúng rằm tháng Giêng có bị xử phạt hay không? (Hình từ Internet)

Đốt vàng mã khi cúng rằm tháng Giêng có vi phạm pháp luât không?

Hiện nay, luật không cấm người dân đốt vàng mã. Tuy nhiên, việc đốt vàng mã sẽ bị giới hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo như sau:

Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thấp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.

Theo quy định trên, có thể thấy đốt vàng mã khi cúng rằm tháng Giêng không bị xem là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong quá trình đốt vàng mã khi cúng rằm, người dân cần lưu ý thực hiện đúng nơi quy định.

Hành vi đốt vàng mã không đúng nơi quy định có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 tùy vào tính chất và mức độ vi phạm.

Đốt quá nhiều vàng mã vô ý làm cháy tài sản của người khác thì bị xử lý thế nào?

Căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trường hợp đốt quá nhiều vàng mã làm cháy tài sản của người khác thì người thực hiện hành vi này có trách nhiệm phải bồi thường.

Theo đó, nguyên tắc bồi thường thiệt hại được xác định tai Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Ngoài ra, trong trường hợp tài sản bị cháy quá lớn thì người đốt vàng mã sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản theo Điều 180 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm g khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

Cụ thể như sau:

Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
1. Người nào vô ý gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
2. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của người khác trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Như vậy, trong trường hợp đốt quá nhiều vàng mã vô tình làm cháy tài sản của người khác có giá trị từ 100 triệu đến dưới 500 triệu đồng thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ lên đến 02 năm.

Đối với những tài sản có giá trị cao hơn (từ 500 triệu đồng trở lên) thì người đốt vàng mã có thể bị phạt cải tạo không giam giữ từ 02 năm đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
7,560 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào