Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT phê duyệt phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có những điểm gì nổi bật?

Tôi muốn hỏi Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT phê duyệt phương án thi tốt nghiệp thi THPT năm 2025 có điểm gì nổi bật? - câu hỏi của chị H.T (Bến Tre)

Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT phê duyệt phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có điểm gì nổi bật?

Ngày 28/11/2023, Bộ giáo dục và đào tạo vừa ban hành Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT năm 2023 Phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Theo đó, tại Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 có nêu rõ những điểm nổi bật tại kỳ thi này như sau:

(1) Đối tượng dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025:

Người học đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT trong năm tổ chức thi hoặc đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT và có nguyện vọng dự thi để được công nhận tốt nghiệp THPT. Người học đã có Bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp có nguyện vọng dự thi để lấy kết quả làm cơ sở xét tuyển sinh giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

(2) Nội dung thi:

Bám sát nội dung của Chương trình GDPT 2018.

(3) Môn thi:

Thí sinh thi bắt buộc môn Ngữ văn, môn Toán và 02 môn thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 (Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ).

(4) Thời gian tổ chức thi:

Kỳ thi tốt nghiệp THPT (gọi tắt là Kỳ thi) được tổ chức trên toàn quốc theo cách thức chung đề, chung đợt thi, cùng thời gian theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

(5) Phương thức xét công nhận tốt nghiệp:

Kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp theo tỷ lệ phù hợp với lộ trình triển khai Chương trình GDPT 2018.

Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT phê duyệt phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có điểm gì nổi bật?

Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT phê duyệt phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có điểm gì nổi bật? (Hình từ Internet)

Lộ trình triển khai thực hiện phương án thi THPT năm 2025 như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục 9 Phương án thi tốt nghiệp THPT 2025 kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ lộ trình triển khai thực hiện phương án thi THPT năm 2025 như sau:

- Phương án thi được thực hiện từ năm 2025.

- Giai đoạn 2025 - 2030: Giữ ổn định phương thức thi trên giấy.

- Giai đoạn sau 2030: Từng bước thí điểm thị trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thị trên máy tính). Khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.

- Tiếp tục nghiên cứu theo lộ trình, tiêu chí để xây dựng thư viện/ngân hàng đề thi chung khi đủ điều kiện để thực hiện phân cấp cho các địa phương, các cơ sở giáo dục tổ chức kỳ thi đánh giá chất lượng đầu ra ở cấp trung học phổ thông thay cho phương thức một kỳ thi quốc gia, trong cùng một thời điểm như hiện nay. Trong quá trình triển khai thực hiện, tùy theo điều kiện thực tế có thể điều chỉnh để bảo đảm phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội của đất nước.

Phân cấp, phân quyền tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục 8 Phương án kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ phân cấp, phân quyền tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025 như sau:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo:

(1) Chỉ đạo chung, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kế hoạch tổ chức Kỳ thi;

(2) Chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức Kỳ thi;

(3) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ tổ chức Kỳ thi;

(4) Phối hợp với Bộ Công an, các địa phương phòng, chống hiệu quả việc sử dụng công nghệ cao để gian lận trong Kỳ thi;

(5) Hướng dẫn, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Kỳ thi.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

(1) Chỉ đạo tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện về Kỳ thi tại địa phương;

(2) Chủ động có phương án và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nhân lực, vật lực, các điều kiện cần thiết khác để tổ chức Kỳ thi;

(3) Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT tại địa phương theo Lịch thi chung và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT?

Căn cứ Điều 36 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT có quy định các trường hợp được miễn thi tốt nghiệp THPT bao gồm:

- Miễn thi tốt nghiệp đối với người tham gia kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế hoặc Olympic khu vực các môn văn hoá nếu đáp ứng các điều kiện sau:

+ Được triệu tập vào học kỳ 2 lớp 12;

+ Xếp loại cả năm lớp 12 đạt hạnh kiểm loại tốt và học lực từ loại khá trở lên;

+ Có tên trong danh sách miễn thi của Bộ GDĐT.

- Miễn thi tốt nghiệp đối với người trong đội tuyển tham gia các cuộc thi Olympic quốc tế hoặc Olympic khu vực về khoa học kỹ thuật, văn hoá - văn nghệ nếu đáp ứng các điều kiện sau:

+ Được triệu tập vào học kỳ 2 lớp 12;

+ Xếp loại cả năm lớp 12 đạt hạnh kiềm và học lực từ loại trung bình trở lên;

+ Có tên trong công văn đề nghị miễn thị và xác nhận tham dự tập huấn và dự thi đúng quy định của cơ quan tuyển chọn gửi đến sở GDĐT trước ngày thi tốt nghiệp THPT.

- Miễn thi tốt nghiệp đối với người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, bản thân bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Đối với người khuyết tật học theo chương trình giáo dục chung: Học hết chương trình THPT; đủ điều kiện dự thi, có giấy xác nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp;

+ Đối với người khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung: Được Hiệu trưởng trường phổ thông nơi đăng ký học tập xác nhận kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân từng năm ở cấp THPT; có giấy xác nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp;

+ Đối với người hoạt động kháng chiến, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: Học hết chương trình THPT; đủ điều kiện dự thi, có giấy xác nhận bị nhiễm chất độc hóa và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do cơ quan có thẩm quyền cấp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
2,176 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào