Quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được diễn ra như thế nào theo Dự thảo Thông tư khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2022?

Tôi có thắc mắc liên quan tới sức khỏe nghĩa vụ quân sự mong được giải đáp. Gần đây, mọi người đang xôn xao khi biết tin Dự thảo Thông tư khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2022 đã được ban hành. Hầu hết mọi người đều thắc mắc về quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Và tôi cũng là một trong số đó. Vậy nên tôi muốn hỏi rằng quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ được diễn ra như thế nào theo Dự thảo Thông tư khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2022? Mong sớm nhận được phản hồi. Xin cảm ơn.

Khái niệm về khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Dự thảo Thông tư khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2022 quy định về khái niệm khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cụ thể như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là việc thực hiện khám, phân loại, kết luận sức khỏe đối với công dân được gọi làm nghĩa vụ quân sự đã qua sơ tuyển sức khỏe và công dân đăng ký dự thi tuyển, xét tuyển vào các trường quân đội, do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện thực hiện.

Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm những ai?

Tại khoản 1 Điều 6 Dự thảo Thông tư khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2022 quy định về Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cụ thể như sau:

1. Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

* Thành phần Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

- Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện gồm: bác sỹ, nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ chuyên môn Phòng Y tế, quân y Ban Chỉ huy quân sự huyện và các đơn vị có liên quan.

- Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm:

+ 01 Chủ tịch: do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện đảm nhiệm;

+ 01 Phó Chủ tịch: Phó giám đốc phụ trách chuyên môn;

+ 01 Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng do cán bộ chuyên môn Phòng Y tế đảm nhiệm;

+ Các ủy viên khác.

- Số lượng ủy viên Hội đồng, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, nhưng phải bảo đảm đủ số lượng và trình độ thực hiện khám sức khỏe theo quy định tại Khoản 2, đủ bộ phận theo quy định tại Khoản 5 Điều này, trong đó phải có tối thiểu từ 3 - 5 bác sỹ. Khám về nội khoa, ngoại khoa phải do các bác sỹ nội khoa và ngoại khoa đảm nhiệm; các chuyên khoa khác, có thể bố trí bác sỹ hoặc y sỹ, kỹ thuật viên thuộc chuyên khoa đó đảm nhiệm.

* Nguyên tắc làm việc của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định các vấn đề theo đa số;

- Trường hợp các thành viên của Hội đồng không thống nhất về phân loại và kết luận sức khỏe thì Chủ tịch Hội đồng ghi vào phiếu sức khỏe kết luận theo ý kiến của đa số. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng. Những ý kiến không thống nhất phải được ghi đầy đủ vào biên bản, có chữ ký của từng thành viên trong Hội đồng, gửi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.

* Nhiệm vụ của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

- Chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về việc triển khai khám sức khỏe, phân loại và kết luận sức khỏe cho từng công dân được gọi nhập ngũ;

- Tổng hợp báo cáo kết quả khám sức khỏe gửi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) theo quy định; bàn giao toàn bộ hồ sơ sức khỏe cho Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện (qua Phòng Y tế huyện).

d) Nhiệm vụ của các thành viên trong Hội đồng Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

- Chủ tịch Hội đồng:

+ Điều hành toàn bộ hoạt động của Hội đồng; chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về chất lượng khám sức khỏe công dân thuộc diện được gọi làm nghĩa vụ quân sự;

+ Quán triệt, phổ biến kế hoạch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; hướng dẫn các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, chức trách, nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Hội đồng khám sức khỏe;

+ Triệu tập và chủ trì họp Hội đồng để kết luận đối với những trường hợp có ý kiến không thống nhất về kết luận sức khỏe;

+ Tổ chức hội chẩn và ký giấy giới thiệu cho công dân khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đi kiểm tra ở các cơ sở y tế khi cần thiết;

+ Trực tiếp kết luận phân loại sức khỏe và ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

+ Tổ chức họp rút kinh nghiệm công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và báo cáo với Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.

- Phó Chủ tịch Hội đồng:

+ Thay mặt Chủ tịch Hội đồng khi vắng mặt;

+ Trực tiếp khám sức khỏe, tham gia hội chẩn khi cần thiết;

+ Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

- Ủy viên Thường trực, kiêm Thư ký Hội đồng:

+ Lập dự trù, tổng hợp và quyết toán kinh phí, thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ cho công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

+ Chuẩn bị phương tiện, cơ sở vật chất, hồ sơ sức khỏe và các tài liệu cần thiết khác để Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự làm việc; tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

+ Tham gia khám sức khỏe, hội chẩn khi cần thiết;

+ Thực hiện đăng ký, thống kê và giúp Chủ tịch Hội đồng làm báo cáo lên Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế theo Mẫu 3a và Mẫu 5c Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Các ủy viên Hội đồng:

+ Trực tiếp khám sức khỏe và tham gia hội chẩn khi cần thiết;

+ Chịu trách nhiệm về chất lượng khám và kết luận sức khỏe trong phạm vi được phân công;

+ Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi được triệu tập.

Nội dung khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Dự thảo Thông tư khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2022 quy định về nội dung khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cụ thể như sau:

- Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Mục II, Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này; trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác;

- Khám cận lâm sàng gồm: Công thức máu; nhóm máu; chức năng gan (AST, ALT); chức năng thận (ure, creatinin); đường máu; viêm gan virus B (HBsAg), viêm gan virus C (anti-HCV); nước tiểu toàn bộ (10 thông số); siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm HIV, ma tuý (test ma túy tổng hợp).

Ngoài ra, theo yêu cầu chuyên môn, có thể làm thêm các xét nghiệm cần thiết khác để giúp cho việc kết luận sức khoẻ được chính xác.

- Phân loại sức khỏe theo các quy định tại Điều 8 Thông tư này.

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

Khoản 3 Điều 6 Dự thảo Thông tư khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2022 có quy định về quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bao gồm những quy trình sau:

- Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý;

- Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe;

- Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này

- Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

- Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định tại Mục II Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 3a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

Như vậy, đối với câu hỏi của bạn, pháp luật mà cụ thể ở đây là Dự thảo Thông tư khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự năm 2022 quy định về quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bao gồm các bước như phải lập danh sách các đối tượng đã qua vòng sơ tuyển sức khỏe, thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe; tổ chức khám sức khỏe; tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV; hoàn chỉnh phiếu khác sức khỏe và tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe.

Trên đây là một số thông tin liên quan tới sức khỏe nghĩa vụ quân sự mà chúng tôi cung cấp gửi tói bạn. Trân trọng!

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,359 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào