Quy trình hoạt động xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp được thực hiện qua những bước nào?

Cho hỏi quy trình hoạt động xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp được thực hiện qua những bước nào? Câu hỏi của chị Thảo đến từ Đồng Tháp.

Quy trình hoạt động xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp được thực hiện qua những bước nào?

Căn cứ vào Điều 26 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Quy trình hoạt động xếp hạng tín nhiệm
1. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải xây dựng quy trình hoạt động xếp hạng tín nhiệm bao gồm các bước cơ bản sau:
a) Đàm phán và ký hợp đồng xếp hạng tín nhiệm với tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
b) Lựa chọn và phân công nhiệm vụ chuyên viên phân tích tham gia vào hợp đồng xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 29 Nghị định này;
c) Thành lập Hội đồng xếp hạng tín nhiệm để thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 30 Nghị định này;
d) Thu thập thông tin, phân tích, nhận định, xếp hạng về khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
đ) Thông qua kết quả xếp hạng tín nhiệm;
e) Công bố báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm;
g) Theo dõi, cập nhật, đánh giá định kỳ báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại hợp đồng xếp hạng tín nhiệm cho đến khi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm kết thúc;
h) Kết thúc hợp đồng xếp hạng tín nhiệm.
2. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải tuân thủ quy trình xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm phải công bố Quy trình hoạt động xếp hạng tín nhiệm và bản cập nhật các quy trình này (nếu có) trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp.

Theo như quy định trên thì quy trình hoạt động xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp được thực hiện qua 08 bước như sau:

- Bước 1: Đàm phán và ký hợp đồng xếp hạng tín nhiệm với tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;

- Bước 2: Lựa chọn và phân công nhiệm vụ chuyên viên phân tích tham gia vào hợp đồng xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 29 Nghị định này;

- Bước 3: Thành lập Hội đồng xếp hạng tín nhiệm để thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại Điều 30 Nghị định này;

- Bước 4: Thu thập thông tin, phân tích, nhận định, xếp hạng về khả năng thực hiện đầy đủ, đúng hạn nghĩa vụ nợ của tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;

- Bước 5: Thông qua kết quả xếp hạng tín nhiệm;

- Bước 6: Công bố báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm;

- Bước 7: Theo dõi, cập nhật, đánh giá định kỳ báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm theo quy định tại hợp đồng xếp hạng tín nhiệm cho đến khi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm kết thúc;

- Bước 8: Kết thúc hợp đồng xếp hạng tín nhiệm.

Quy trình hoạt động xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp được thực hiện qua những bước nào?

Quy trình hoạt động xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp được thực hiện qua những bước nào?

Hợp đồng xếp hạng tín nhiệm phải có những nội dung gì?

Căn cứ vào Điều 27 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Hợp đồng xếp hạng tín nhiệm
1. Hợp đồng xếp hạng tín nhiệm phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại Điều 5 Nghị định.
2. Hợp đồng xếp hạng tín nhiệm được lập thành văn bản và bao gồm những nội dung cơ bản sau:
a) Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm và tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;
b) Mục đích, phạm vi và nội dung hoạt động xếp hạng tín nhiệm;
c) Thời hạn thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
d) Điều kiện, điều khoản về việc công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm;
đ) Chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm;
e) Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;
g) Nghĩa vụ bảo mật thông tin của các bên theo quy định tại Điều 39 Nghị định này;
h) Quy định về việc theo dõi, đánh giá định kỳ, cập nhật báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm cho đến khi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm kết thúc;
i) Quy định về các trường hợp kết thúc hợp đồng xếp hạng tín nhiệm trước thời hạn và trách nhiệm của các bên;
k) Quy định về xử lý các tranh chấp.

Theo như quy định trên thì hợp đồng xếp hạng tín nhiệm sẽ gồm có những nội dung chủ yếu sau đây:

- Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm và tổ chức được xếp hạng tín nhiệm;

- Mục đích, phạm vi và nội dung hoạt động xếp hạng tín nhiệm;

- Thời hạn thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;

- Điều kiện, điều khoản về việc công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm;

-Chi phí dịch vụ xếp hạng tín nhiệm;

- Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng xếp hạng tín nhiệm;

- Nghĩa vụ bảo mật thông tin của các bên theo quy định tại Điều 39 Nghị định này;

- Quy định về việc theo dõi, đánh giá định kỳ, cập nhật báo cáo kết quả xếp hạng tín nhiệm cho đến khi hợp đồng xếp hạng tín nhiệm kết thúc;

- Quy định về các trường hợp kết thúc hợp đồng xếp hạng tín nhiệm trước thời hạn và trách nhiệm của các bên;

- Quy định về xử lý các tranh chấp.

Nguyên tắc hoạt động xếp hạng tín nhiệm được quy định như thế nào?

Tại Điều 5 Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định về nguyên tắc hoạt động xếp hạng tín nhiệm như sau:

- Độc lập và khách quan.

- Trung thực.

- Minh bạch.

- Tuân thủ quy định pháp luật hiện hành, quy định tại Nghị định này và các điều khoản quy định tại hợp đồng xếp hạng tín nhiệm khi thực hiện xếp hạng tín nhiệm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,516 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào