Quy trình giám định pháp y tâm thần theo hình thức giám định nội trú gồm những bước nào? 30 bệnh, rối loạn và hành vi tâm thần thường gặp trong giám định pháp y tâm thần là gì?

Quy trình giám định pháp y tâm thần theo hình thức giám định nội trú gồm những bước nào? 30 bệnh, rối loạn và hành vi tâm thần thường gặp trong giám định pháp y tâm thần là gì? - Câu hỏi của bạn Tân (Bình Phước)

Người tham gia giám định pháp y tâm thần là những ai?

Căn cứ tại tiểu mục I Mục A Quy trình Giám định pháp y Tâm thần ban hành kèm theo Quyết định 2999/QĐ-BYT năm 2022 thì người giám định pháp y tâm thần được quy định như sau:

- Người giám định pháp y tâm thần là người được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm làm Giám định viên pháp y tâm thần (sau đây gọi tắt là giám định viên, viết tắt là GĐV) theo quy định của Luật giám định tư pháp 2012. Mỗi trường hợp giám định pháp y tâm thần thông thường có 03 GĐV tham gia. Trường hợp phức tạp, có khó khăn trong việc xác định bệnh, đánh giá năng lực hành vi, có sự tham gia của nhiều chuyên khoa khác nhau, giám định lại lần thứ nhất (giám định lại lần I) thì có thể có 05 GĐV tham gia. Trường hợp giám định lại lần thứ hai (giám định lại lần II), giám định đặc biệt thì có thể mời thêm chuyên gia về giám định pháp y tâm thần, nhưng tổng số không quá 09 GĐV/01 ca giám định.

- Điều dưỡng quản lý, theo dõi và chăm sóc đối tượng giám định. Mỗi trường hợp giám định cần phải có 02 điều dưỡng viên giúp việc.

Quy trình giám định pháp y tâm thần theo hình thức giám định nội trú gồm những bước nào? 30 bệnh, rối loạn và hành vi tâm thần thường gặp trong giám định pháp y tâm thần là gì?

Quy trình giám định pháp y tâm thần theo hình thức giám định nội trú gồm những bước nào? 30 bệnh, rối loạn và hành vi tâm thần thường gặp trong giám định pháp y tâm thần là gì?

Quy trình giám định pháp y tâm thần theo hình thức giám định nội trú gồm những bước nào?

Căn cứ tại tiểu mục I Mục B Quy trình giám định pháp y tâm thần 30 bệnh/ rối loạn tâm thần thường gặp kèm theo Quyết định 2999/QĐ-BYT năm 2022 ghi nhận về việc giám định tâm thần theo hình thức nội trú như sau:

Giám định nội trú là giám định tại cơ sở giám định pháp y tâm thần, áp dụng đối với những trường hợp chẩn đoán bệnh và xác định năng lực hành vi của đối tượng giám định khó khăn và phức tạp, gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định:

- Hồ sơ trưng cầu giám định quy định tại điểm 3 khoản III phần A hoặc hồ sơ yêu cầu giám định tại điểm 4 khoản III phần A Quy trình này phải gửi tới Tổ chức pháp y tâm thần để nghiên cứu, xem xét trước khi quyết định việc tiếp nhận trưng cầu hoặc tiếp nhận yêu cầu giám định;

- Việc tiếp nhận trưng cầu hoặc yêu cầu giám định và giao nhận hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định quy định tại các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 27 Luật giám định tư pháp;

- Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, Tổ chức pháp y tâm thần phải có văn bản trả lời người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định về việc tiếp nhận đối tượng giám định. Trường hợp không đồng ý tiếp nhận trưng cầu hay yêu cầu giám định thì trong văn bản phải nêu rõ lý do từ chối.

- Tổ chức giám định pháp y tâm thần có thể từ chối giám định khi có một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020).

Bước 2: Tiếp nhận đối tượng giám định

Sau khi Thủ trưởng hoặc người được ủy quyền của Tổ chức pháp y tâm thần đồng ý tiếp nhận bằng văn bản, người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định đưa đối tượng giám định đến bàn giao cho Tổ chức pháp y tâm thần. Việc giao, nhận đối tượng giám định thực hiện theo quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 27 Luật giám định tư pháp và phải lập biên bản tiếp nhận đối tượng giám định theo mẫu số 2 hoặc mẫu số 4 Phụ lục 2, hoặc mẫu số 2 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 23/2019/TT-BYT.

Bước 3: Phân công người tham gia giám định:

Thủ trưởng Tổ chức pháp y tâm thần ra quyết định phân công người tham gia giám định pháp y tâm thần. Các giám định viên pháp y tâm thần được phân công tham gia giám định pháp y tâm thần (sau đây gọi tắt là giám định viên tham gia giám định) hoạt động theo cơ chế giám định tập thể quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật giám định tư pháp, trong đó phân công một giám định viên chủ trì và một giám định viên thư ký.

Bước 4: Nghiên cứu hồ sơ trưng cầu hoặc yêu cầu giám định:

Giám định viên được phân công tham gia giám định phải nghiên cứu hồ sơ do người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định cung cấp. Trường hợp cần thiết, giám định viên tham gia giám định thống nhất đề nghị tổ chức trưng cầu hoặc người yêu cầu bổ sung tài liệu hoặc cử giám định viên trực tiếp cùng người được người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định đi thu thập thêm tài liệu. Giám định viên thư ký tổng hợp tất cả các tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định.

Bước 5: Theo dõi đối tượng giám định:

- Đối tượng giám định được đưa vào buồng theo dõi. Trường hợp cần thiết phải theo dõi bằng camera.

- Giám định viên tham gia giám định theo dõi sát, ghi chép đầy đủ, trung thực mọi diễn biến của đối tượng giám định vào bệnh án theo dõi giám định pháp y tâm thần do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành:

+ Trường hợp cần điều trị cho đối tượng giám định: Đối tượng giám định được tổ chức pháp y tâm thần hội chẩn theo quy định của Bộ Y tế và thống nhất hướng điều trị. Ngoài giờ hành chính, nếu đối tượng giám định cần xử trí cấp cứu thì bác sĩ trực khám, xử trí và ghi chép diễn biến của đối tượng giám định vào bệnh án theo dõi giám định pháp y tâm thần.

+ Thời gian theo dõi giám định tối đa là 06 (sáu) tuần/01 (một) đối tượng giám định.

+ Trường hợp cần kéo dài thời gian theo dõi giám định, giám định viên tham gia giám định thống nhất báo cáo Thủ trưởng Tổ chức pháp y tâm thần để xem xét quyết định việc kéo dài thời gian theo dõi và thông báo cho cơ quan trưng cầu hoặc cá nhân yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do (thời gian kéo dài không quá 03 (ba) tuần)

Bước 6: Khám lâm sàng đối tượng giám định:

+ Khám tâm thần: khám chi tiết, tỷ mỉ tất cả các hoạt động tâm thần;

+ Khám nội khoa và khám thần kinh;

+ Khám các chuyên khoa khác (nếu cần thiết);

Bước 7: Thăm khám cận lâm sàng đối với đối tượng giám định:

Tùy từng trường hợp cụ thể, giám định viên chỉ định cho đối tượng giám định làm xét nghiệm cần thiết.

Bước 8: Giám định viên thư ký tổng hợp tất cả các tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định.

Bước 9: Họp giám định viên tham gia giám định.

Bước 10: Kết luận giám định theo tiêu chuẩn y học và kết luận về khả năng nhận thức, điều khiển hành vi.

Bước 11: Lập hồ sơ giám định và lưu trữ hồ sơ

Bước 12: Kết thúc giám định

- Tổ chức pháp y tâm thần bàn giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định.

- Tổ chức pháp y tâm thần trả kết luận giám định trực tiếp cho người được người trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định cử tới (có chữ ký biên nhận)

30 bệnh, rối loạn và hành vi tâm thần thường gặp trong giám định pháp y tâm thần là gì?

Ngày 03/11/2022, Bộ Y tế ban hành quy trình giám định pháp y tâm thần 30 bệnh/ rối loạn tâm thần thường gặp kèm theo Quyết định 2999/QĐ-BYT năm 2022.

Theo quy định tại Phần 2 Quy trình giám định pháp y tâm thần ban hành kèm theo Quyết định 2999/QĐ-BYT năm 2022 ghi nhận 30 bệnh, rối loạn tâm thần và hành vi thường gặp gồm:

- Mất trí trong bệnh pick (F02.0)

- Mất trí không biệt định (F03)

- Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng cần sa (F12)

- Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng cocaine (F14)

- Các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất kích thích khác bao gồm cafeine (F15)

- Tâm thần phân liệt thể căng trương lực (F20.2)

- Rối loạn loạn thần đa dạng cấp với các triệu chứng của tâm thần phân liệt (F23.1)

- Hưng cảm nhẹ (F30.0)

- Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn hỗn hợp (F31.6)

- Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại thuyên giảm (F31.7)

- Giai đoạn trầm cảm nhẹ (F32.0)

- Giai đọan trầm cảm vừa (F32.1)

-Rối loạn trầm cảm tải diễn, hiện tại thuyên giảm (F33.4)

- Khí sắc chu kỳ (F34.0)

- Rối loạn hoảng sợ (F41.0)

- Rối loạn lo âu lan tỏa (F41.1)

- Phản ứng trầm cảm ngắn (F43.20)

- Phản ứng trầm cảm kéo dài (F43.21)

- Phản ứng hỗn hợp lo âu và trầm cảm (F43.22)

- Sững sờ phân ly (F44.2)

- Các rối loạn vận động phân ly (F44.4).

- Co giật phân ly (F44.5)

- Các rối loạn phân ly (chuyển di) hỗn hợp (F44.7)

- Rối loạn cơ thể hóa (F45.0)

-Xu hướng tình dục quá mức (F52.7)

- Các rối loạn tâm thần và hành vi nhẹ, kết hợp với thời kỳ sinh đẻ, không phân loại ở nơi khác (F53.0)

- Các rối loạn tâm thần và hành vi nặng, kết hợp với thời kỳ sinh đẻ, không phân loại ở nơi khác (F53.1)

- Biến đổi nhân cách kéo dài sau trải nghiệm sự kiện bi thảm (F62.0)

- Biến đổi nhân cách kéo dài sau bệnh tâm thần (F62.1)

- Loạn dục trẻ em (F65.4)

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
23,549 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào