Quy trình cưỡng chế thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với người nộp thuế có tiền thuế nợ được thực hiện như thế nào?

Cho hỏi việc khôi phục tình trạng pháp lý cho doanh nghiệp sau khi bị cơ quan thuế cưỡng chế thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được thực hiện như thế nào? - Câu hỏi của anh Thịnh tại Cần Thơ.

Quy trình cưỡng chế thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với người nộp thuế có tiền thuế nợ được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tiểu mục 7 Mục II Phần B Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 có nêu các bước trong quy trình cưỡng chế thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với người nộp thuế có tiền thuế nợ bao gồm các bước như sau:

- Lập danh sách người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế

- Thu thập và xác minh thông tin của người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế

- Lập danh sách người nộp thuế phải ban hành văn bản đề nghị thu hồi

- Ban hành văn bản đề nghị thu hồi

- Gửi và công khai văn bản đề nghị thu hồi

- Tổ chức thực hiện

- Khôi phục tình trạng pháp lý cho doanh nghiệp

Cơ quan thuế thực hiện lập danh sách người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh căn cứ cơ sở nào?

Căn cứ điểm 7.1 tiểu mục 7 Mục II Phần B Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022 thì bước đầu tiên trong quy trình cưỡng chế thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với người nộp thuế có tiền thuế nợ là lập danh sách người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế.

Theo đó, Cơ quan thuế thực hiện lập danh sách người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh căn cứ những cơ sở sau:

NNT có tiền thuế nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- NNT không áp dụng được biện pháp cưỡng chế thu tiền, tài sản khác do bên thứ 3 đang giữ: Đã xác minh thông tin nhưng đối tượng bị cưỡng chế và các tổ chức, cá nhân liên quan không cung cấp thông tin; hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ; hoặc cung cấp thông tin bên thứ 3 không giữ tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế; hoặc cung cấp thông tin chứng minh rằng không thu được số tiền phải cưỡng chế bằng biện pháp thu bên thứ 3.

- NNT đã áp dụng biện pháp cưỡng chế thu tiền, tài sản khác do bên thứ 3 đang giữ nhưng còn dưới 30 ngày tính đến ngày hết hiệu lực của QĐCC mà số tiền thuế nợ bị cưỡng chế chưa được nộp đủ vào NSNN.

- NNT đang bị cơ quan thuế áp dụng một trong các biện pháp cưỡng chế sau đây: Ngừng sử dụng hóa đơn; Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên; Thu tiền, tài sản khác do bên thứ ba đang giữ.

- NNT có tiền thuế nợ, có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.

Quy trình cưỡng chế thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với người nộp thuế có tiền thuế nợ tiền thuế được thực hiện như thế nào?

Quy trình cưỡng chế thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với người nộp thuế có tiền thuế nợ tiền thuế được thực hiện như thế nào?

Khôi phục tình trạng pháp lý cho doanh nghiệp sau khi bị cơ quan thuế cưỡng chế thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được thực hiện như thế nào?

Căn cứ điểm 7.7 tiểu mục 7 Mục II Phần B Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022, thì việc khôi phục tình trạng pháp lý cho doanh nghiệp sau khi bị cơ quan thuế cưỡng chế thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được thực hiện như sau:

Trong thời gian quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, NNT nộp đủ số tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước; hoặc số tiền bị cưỡng chế đã được cơ quan thuế ban hành quyết định nộp dần tiền thuế nợ hoặc gia hạn nộp thuế hoặc miễn tiền chậm nộp tiền thuế hoặc không tính tiền chậm nộp và người nộp thuế có văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp thì công chức thực hiện:

- Chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị khôi phục trình trạng pháp lý của doanh nghiệp, công chức dự thảo văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp (mẫu 07-1/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP), kèm theo các hồ sơ:

+ Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước/Quyết định chấp thuận nộp dần tiền thuế nợ/Quyết định gia hạn nộp thuế/Quyết định miễn tiền chậm nộp/Thông báo không tính tiền chậm nộp.

+ Văn bản của người nộp thuế đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.

+ Các tài liệu khác (nếu có).

- Trình lãnh đạo phòng/đội để trình lãnh đạo cơ quan thuế ký, ban hành văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.

- Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị phôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp, Lãnh đạo cơ quan thuế ký và ban hành văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp gửi cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định.

Xem thêm chi tiết các bước thuộc Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ bằng biện pháp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với người nộp thuế có tiền thuế nợ tiền thuế tại tiểu mục 7 Mục II Phần B Quy trình cưỡng chế tiền thuế nợ ban hành kèm theo Quyết định 1795/QĐ-TCT năm 2022.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

5,981 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào