Quy trình cơ quan hải quan thu thập thông tin để chuẩn bị cưỡng chế trong quản lý nợ thuế được quy định như thế nào?

Cho hỏi quy trình cơ quan hải quan thu thập thông tin để chuẩn bị cưỡng chế được quy định như thế nào? - Câu hỏi của anh Thịnh tại Hà Nội.

Quy trình cơ quan hải quan thu thập thông tin để chuẩn bị cưỡng chế trong quản lý nợ thuế được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 8 Quy trình quản lý nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi tắt là Quy trình) ban hành kèm theo Quyết định 2317/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định về trình tự thu thập thông tin để chuẩn bị cưỡng chế trong quản lý nợ thuế như sau:

- Thực hiện thu thập từ các nguồn thông tin về người nộp thuế: từ các ngân hàng và tổ chức tín dụng; thông tin từ cơ quan quản lý thuế; thông tin trên Website Sở kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất; thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, thông tin do người nộp thuế cung cấp...

- Khai thác thông tin về người nộp thuế có tiền thuế nợ: Thông tin người nộp thuế được thu thập, cập nhật kịp thời đảm bảo tính chính xác, trung thực và khách quan từ các tổ chức, cá nhân có liên quan theo trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin người nộp thuế.

- Xác minh thông tin về người nộp thuế: Công chức được phân công quản lý nợ thuế trình Lãnh đạo Đội báo cáo Lãnh đạo Chi cục hoặc trình Lãnh đạo Phòng báo cáo Lãnh đạo Cục Hải quan, Lãnh đạo Cục kiểm tra sau thông quan thực hiện công tác xác minh thông tin để phục vụ cho các biện pháp cưỡng chế (tài khoản ngân hàng, lương/thu nhập của cá nhân, tài sản ...):

+ Cử cán bộ công chức xác minh trực tiếp.

+ Gửi văn bản đề nghị cung cấp thông tin.

- Trên cơ sở khai thác, xác minh thông tin người nộp thuế, công chức được phân công quản lý nợ thuế cập nhật thông tin của người nộp thuế vào hệ thống kế toán thuế tập trung để đảm bảo công tác theo dõi người nộp thuế.

Quy trình cơ quan hải quan thu thập thông tin để chuẩn bị cưỡng chế được quy định như thế nào?

Quy trình cơ quan hải quan thu thập thông tin để chuẩn bị cưỡng chế được quy định như thế nào?

Người nộp thuế nợ thuế đối với hàng xuất nhập khẩu quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn có bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính hay không?

Căn cứ Điều 9 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 2317/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định về các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:

- Người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp theo quy định.

- Người nộp thuế có tiền thuế nợ khi hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế.

- Người nộp thuế có tiền thuế nợ có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.

- Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt về quản lý thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt về quản lý thuế, trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt.

- Cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế trước khi xuất cảnh và có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh.

- Lưu ý: Cơ quan hải quan không thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đối với người nộp thuế đối với hai trường hợp tại khoản 5 và khoản 6 Điều 124 Luật Quản lý thuế 2019:

+ Chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế đối với trường hợp người nộp thuế được cơ quan quản lý thuế khoanh tiền thuế nợ trong thời hạn khoanh nợ; không tính tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế; được nộp dần tiền thuế nợ trong thời hạn nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày bắt đầu của thời hạn cưỡng chế thuế.

+ Không thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với người nộp thuế có nợ phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh.

Như vậy, Người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn có thể bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính nếu không thuộc hai trường hợp nêu trên.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý nợ thuế mà cơ quan hải quan có thể thực hiện là gì?

Căn cứ Điều 10 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 2317/QĐ-TCHQ năm 2022 quy định cơ quan hải quan có thể thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý nợ thuế tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế 2019, bao gồm:

- Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản;

- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;

- Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

- Ngừng sử dụng hóa đơn;

- Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;

- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;

- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

728 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào