Quy trình chuyển gửi trường hợp nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ tại cơ sở điều trị HIV/AIDS và PrEP được thực hiện như thế nào?

Quy trình chuyển gửi trường hợp nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ tại cơ sở điều trị HIV/AIDS và PrEP được thực hiện như thế nào? Thắc mắc của chị T.H ở Quảng Nam.

Quy trình chuyển gửi trường hợp nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ tại cơ sở điều trị HIV/AIDS và PrEP được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại tiết 3.3.2 tiểu mục 3.3 Mục 3 Chương VI Hướng dẫn ban hành kèm theo Công văn 1289/AIDS-DP năm 2023 hướng dẫn quy trình chuyển gửi trường hợp nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ tại cơ sở điều trị HIV/AIDS và PrEP được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Tiếp nhận và phân luồng

- Chuẩn bị:

+ Tập huấn cung cấp kiến thức, nhận thức, quy trình thực hiện cho cán bộ y tế,

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất, địa điểm cách ly tạm thời, trang bị bảo hộ cá nhân, nhân sự, phân công nhiệm vụ.

- Tiếp nhận và phân luồng khách hàng

+ Liệt kê các nhóm khách hàng cần được sàng lọc bệnh đậu mùa khỉ

+ Cách thức phân luồng, đo thân nhiệt từ xa, khai báo y tế

- Thực hiện cách ly tạm thời: Có một hay nhiều triệu chứng nghi ngờ.

Bước 2: Sàng lọc và Đánh giá mức độ nguy cơ (Sử dụng bảng hỏi theo mẫu phiếu điều tra tại Quyết định 2265/QĐ-BYT 2022)

- Mẫu phiếu điều tra nhằm

+ Sàng lọc về các triệu chứng, yếu tố nguy cơ, dịch tễ mà khách hàng đã/đang gặp phải

+ Sàng lọc các vấn đề khẩn cấp cần xử trí ngay

+ Đánh giá mức độ nguy cơ của khách hàng về bệnh đậu mùa khỉ (thấp, vừa, cao)

- Khám sàng lọc

- Có một hay nhiều triệu chứng nghi ngờ: Thực hiện cách ly tạm thời.

Bước 3: Hỗ trợ xử trí các vấn đề khẩn cấp (nếu có)

Hỗ trợ xử lý các vấn đề theo gói dịch vụ liên quan đến sức khỏe tâm thần, thể chất cho các trường hợp cần giải cứu ngay vì đe dọa tính mạng hay sự an toàn của khách hàng.

Bước 4: Tư vấn xoay quanh các hành vi nguy cơ hiện có và giải pháp để phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

- Nguyên tắc chung khi tư vấn

- Tư vấn nhằm tìm hiểu và thảo luận tập trung trên các vấn đề khách hàng đang gặp phải nhưng không loại trừ những hành vi nguy cơ mà khách hàng chưa gặp phải

- Chọn lựa các dịch vụ, vật dụng, thông điệp phù hợp để cung cấp cho khách hàng.

Bước 5: Chuyển gửi khách hàng đến cơ sở y tế để chẩn đoán, điều trị

- Hướng dẫn khách hàng cách dùng thẻ chuyển gửi khi tới các cơ sở chẩn đoán và điều trị.

- Hỗ trợ khách hàng trong việc tiếp cận dịch vụ (Cung cấp thông tin chi tiết các cơ sở cung cấp dịch vụ bệnh đậu mùa khỉ).

- Nếu cơ sở chẩn đoán và điều trị tiếp nhận khách hàng thì sẽ điền thông tin mã bệnh nhân vào phiếu chuyển gửi, ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu, lúc đó mới được công nhận là 1 ca chuyển gửi thành công.

- Thu hồi thẻ chuyển gửi từ khách hàng đã được ký và đóng dấu.

Bước 6: Theo dõi và hỗ trợ liên tục

- Ghi chép thông tin liên hệ, vấn đề chính của khách hàng và các hỗ trợ đã thực hiện vào bệnh án ngoại trú.

- Tiếp tục theo dõi và hỗ trợ khách hàng tuân thủ điều trị, hỗ trợ để khách hàng tái khám đúng hẹn theo chỉ định của nhân viên y tế.

Quy trình chuyển gửi trường hợp nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ tại cơ sở điều trị HIV/AIDS và PrEP được thực hiện như thế nào?

Quy trình chuyển gửi trường hợp nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ tại cơ sở điều trị HIV/AIDS và PrEP được thực hiện như thế nào? (Hình từ internet)

Công tác giám sát tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS, điều trị Methadone và cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP như thế nào?

Căn cứ tại tiết 3.3.2 tiểu mục 3.3 Mục 3 Chương VI Hướng dẫn ban hành kèm theo Công văn 1289/AIDS-DP năm 2023 hướng dẫn về công tác giám sát tại các cơ sở điều trị HIV/AIDS, điều trị Methadone và cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP như sau:

- Điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp bệnh nghi ngờ theo định nghĩa.

- Theo dõi tình trạng sức khỏe của tất cả những người có tiếp xúc gần với trường hợp bệnh xác định trong vòng 21 ngày kể từ lần tiếp xúc cuối cùng.

- Tăng cường giám sát các trường hợp nghi ngờ, mắc có yếu tố dịch tễ liên quan, tăng cường giám sát, xét nghiệm để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch khi xuất hiện trường hợp bệnh đầu tiên, không để lan rộng.

- Giám sát, theo dõi tình trạng sức khỏe của những người có tiếp xúc gần với người bệnh trong vòng 21 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối;

- Khai thác tiền sử của người bệnh và những người tiếp xúc gần với người bệnh về nguy cơ lây nhiễm HIV.

- Tổ chức giám sát, tăng cường giám sát dựa vào sự kiện trong cộng đồng và tại các cơ sở khám chữa bệnh để phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ theo quy trình dưới đây:

Thông tin chung về bệnh Đậu mùa khỉ như thế nào?

Căn cứ tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Hướng dẫn ban hành kèm theo Công văn 1289/AIDS-DP năm 2023, đưa ra nội dung thông tin chung về bệnh Đậu mùa khỉ như sau:

Bệnh Đậu mùa khỉ (monkeypox) là một bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra. Bệnh đậu mùa khỉ không phải là bệnh mới, bệnh được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1958 trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu, do đó có tên là bệnh Đậu mùa khỉ.

Bệnh Đậu mùa khỉ là bệnh lây truyền từ động vật sang người, việc lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp gần, lây qua vết thương hở, dịch cơ thể, giọt bắn lớn của đường hô hấp và qua tiếp xúc với các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh. Sự lây truyền có thể xảy ra qua nhau thai từ mẹ sang thai nhi hoặc khi tiếp xúc gần trong và sau khi sinh.

Theo WHO, tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh theo thống kê trước đây dao động từ 0-11% nói chung và cao hơn ở trẻ nhỏ. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), tỷ lệ tử vong của bệnh Đậu mùa khỉ liên quan đến nhóm vi rút Đậu mùa khỉ nhánh Tây Phi là 1%, và có thể cao hơn ở những người bị suy giảm miễn dịch.

Ngày 23/7/2022, WHO đưa ra tuyên bố đậu mùa khỉ là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. Đến ngày 11/5/2023, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây quan ngại quốc tế (PHEIC).

Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đặc điểm của những người mắc bệnh đậu mùa khỉ như sau: 97,5% ca bệnh là nam; 79% từ 18-44 tuổi; Trong số những người báo cáo về lịch sử tình dục, 90% là nam có quan hệ tình dục đồng giới.

- Trong số những người mắc Đậu mùa khỉ và biết kết quả xét nghiệm HIV, gần 50% là có kết quả xét nghiệm HIV dương tính.

Tại Việt Nam, đến ngày 5/10/2023 đã ghi nhận 09 ca mắc bệnh ĐMK trong đó có những ca nhiễm HIV và ở trong nhóm MSM.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
736 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào