Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí không thuộc cơ quan đảng, nhà nước, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội như thế nào?
- Lãnh đạo cơ quan báo chí gồm những ai? Độ tuổi bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí không thuộc cơ quan đảng, nhà nước, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội là bao nhiêu?
- Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí không thuộc cơ quan đảng, nhà nước, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội ra sao?
- Thời hạn giữ chức vụ của lãnh đạo cơ quan báo chí sau khi bổ nhiệm là bao lâu?
Lãnh đạo cơ quan báo chí gồm những ai? Độ tuổi bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí không thuộc cơ quan đảng, nhà nước, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 1 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023, lãnh đạo cơ quan báo chí bao gồm:
- Người đứng đầu cơ quan báo chí;
- Người được giao thực hiện nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan báo chí;
- Cấp phó của người đứng đầu tại các cơ quan báo chí.
Theo đó, độ tuổi bổ nhiệm của lãnh đạo cơ quan báo chí không thuộc cơ quan đảng, nhà nước, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội được xác định tại khoản 7 Điều 5 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm
...
7. Về độ tuổi bổ nhiệm
a) Lãnh đạo cơ quan báo chí thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thực hiện theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
b) Lãnh đạo cơ quan báo chí thuộc cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phải còn đủ thời gian để công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ (60 tháng) trở lên.
c) Lãnh đạo cơ quan báo chí không thuộc Điểm a, Điểm b, Khoản 7 Điều này, phải còn đủ thời gian để công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ (60 tháng) trở lên và tuổi tối đa giữ chức vụ lãnh đạo không quá 65 tuổi đối với nữ và 67 tuổi đối với nam.
Trường hợp đặc biệt không quá 70 tuổi, do cơ quan chỉ đạo báo chí xem xét, quyết định.
Như vậy, theo quy định trên thì độ tuổi bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí không thuộc cơ quan đảng, nhà nước, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội là phải còn đủ thời gian để công tác ít nhất trọn 1 nhiệm kỳ (60 tháng) trở lên.
Trong đó:
- Tuổi tối đa giữ chức vụ lãnh đạo không quá 65 tuổi đối với nữ và 67 tuổi đối với nam;
- Trường hợp đặc biệt không quá 70 tuổi, do cơ quan chỉ đạo báo chí xem xét, quyết định.
Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí không thuộc cơ quan đảng, nhà nước, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội ra sao? (Hình từ Internet)
Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí không thuộc cơ quan đảng, nhà nước, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội ra sao?
Quy trình bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí không thuộc cơ quan đảng, nhà nước, MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện theo tiểu mục 2 Mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Quy định 101-QĐ/TW năm 2023.
Cụ thể như sau:
(1) Đối với nguồn nhân sự tại chỗ
- Người đứng đầu chủ trì cùng tập thể lãnh đạo thảo luận, rà soát, thống nhất về cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình nhân sự và cách tiến hành thảo luận, giới thiệu nguồn nhân sự bằng phiếu kín.
+ Người đạt số phiếu cao nhất trên 50% tổng số người được triệu tập đồng ý thì được lựa chọn.
+ Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn tất cả người có số phiếu giới thiệu đạt từ 30% trở lên để giới thiệu tiếp.
+ Trường hợp không có người đạt số phiếu 30% thì không tiếp tục thực hiện các nội dung tiếp theo và báo cáo cơ quan chủ quản xem xét, chỉ đạo.
- Tổ chức lấy ý kiến giới thiệu nhân sự theo danh sách đã được giới thiệu trong cán bộ, đảng viên, người lao động trong toàn cơ quan (kết quả kiểm phiếu không công bố).
+ Thông báo danh sách nhân sự do tập thể lãnh đạo giới thiệu..
+ Ghi phiếu giới thiệu nhân sự (có thể ký hoặc không ký tên).
- Tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín.
- Tập thể lãnh đạo cơ quan báo chí và người đứng đầu chịu trách nhiệm về đánh giá, nhận xét, đề xuất, lựa chọn, giới thiệu nhân sự bổ nhiệm.
(2) Đối với nhân sự từ nguồn cán bộ ở nơi khác
Trường hợp | Quy trình bổ nhiệm |
Nhân sự do cơ quan báo chí đề xuất | - Tập thể lãnh đạo cơ quan báo chí thống nhất có văn bản báo cáo cơ quan chủ quản xin chủ trương đề nghị bổ nhiệm nhân sự. - Sau khi được cơ quan chủ quản báo chí đồng ý bằng văn bản, cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan báo chí\thực hiện các công việc sau: + Trao đổi, lấy ý kiến của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo nơi nhân sự đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm, có nhận xét, đánh giá bằng văn bản của cơ quan, đơn vị nơi nhân sự đang công tác và hồ sơ nhân sự theo quy định. + Gặp nhân sự được đề nghị bổ nhiệm để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác. + Lập tờ trình kèm hồ sơ báo cáo cơ quan chủ quản báo chí xem xét, quyết định. |
Nhân sự do cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí dự kiến điều động, bổ nhiệm cán bộ từ nguồn nhân sự ngoài cơ quan báo chí | - Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo của cơ quan báo chí về dự kiến điều động, bổ nhiệm nhân sự. - Trao đổi, lấy ý kiến của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo nơi nhân sự đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm, có nhận xét, đánh giá bằng văn bản của cơ quan, đơn vị nơi nhân sự đang công tác và hồ sơ nhân sự theo quy định. - Gặp nhân sự được đề nghị bổ nhiệm để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác. - Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan chủ quản báo chí họp và xem xét, quyết định. |
Thời hạn giữ chức vụ của lãnh đạo cơ quan báo chí sau khi bổ nhiệm là bao lâu?
Tại Điều 8 Quy định 101-QĐ/TW năm 2023 có quy định về thời hạn giữ chức vụ của lãnh đạo cơ quan báo chí như sau:
Thời hạn giữ chức vụ
1. Thời hạn bổ nhiệm giữ chức vụ là 5 năm (60 tháng) đối với lãnh đạo cơ quan báo chí.
2. Người đứng đầu cơ quan báo chí không đảm nhiệm chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp tại 1 cơ quan báo chí.
Như vậy, thời hạn giữ chức vụ của lãnh đạo cơ quan báo chí theo quy định trên thì là 05 năm (60 tháng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.