Quy hoạch hệ thống mạng lưới quan trắc chất lượng nước từ ngày 7/2/2024 tại Quyết định 224/QĐ-TTg 2024 như thế nào?

Quy hoạch hệ thống mạng lưới quan trắc chất lượng nước từ ngày 7/2/2024 tại Quyết định 224/QĐ-TTg 2024 như thế nào? Anh P.T.P - Nha Trang.

Ngày 7/3/2024, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 224/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) giai đoạn 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt theo Quyết định 224/QĐ-TTg 2024 ra sao?

Theo tiểu mục 2 Mục IV Điều 1 Quyết định 224/QĐ-TTg 2024 quy định về mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt như sau:

(1) Vị trí các điểm quan trắc chất lượng nước mặt

- Tiếp tục duy trì và mở rộng mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt tại 499 điểm quan trắc chất lượng nước mặt trên cơ sở tiếp tục duy trì quan trắc theo 368 điểm đã có trong quy hoạch kỳ trước đây và mở rộng mới thêm 131 điểm quan trắc chất lượng nước mặt. Trong số 499 điểm quan trắc chất lượng nước mặt được quy hoạch bao gồm 260 điểm quan trắc đang được thực hiện, 216 điểm quan trắc quy hoạch thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2030 và 23 trạm quan trắc chất lượng nước mặt tự động, liên tục được tiếp tục xây dựng mới sau năm 2030.

- Về hình thức quan trắc:

+ Đối với trạm quan trắc chất lượng nước mặt tự động, liên tục: mở rộng và xây dựng 59 trạm quan trắc chất lượng nước mặt tự động, liên tục với 06 trạm quan trắc nền và 53 trạm quan trắc tác động, liên tục, sử dụng 04 trạm quan trắc chất lượng nước mặt tự động, liên tục cho mục đích quan trắc tác động xuyên biên giới;

+ Đối với điểm quan trắc chất lượng nước mặt định kỳ: thực hiện quan trắc tác động tại 440 điểm quan trắc tại dòng chính của các dòng sông lớn, sông liên tỉnh, xuyên biên giới và có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng gồm có:

++ Sông Cầu;

++ Sông Nhuệ - Đáy;

++ Sông Hương;

++ Lưu vực hệ thống sông Hồng - Thái Bình gồm dòng chính 2 sông: Hồng, Thái Bình;

++ Sông Mã - sông Chu;

++ Sông Cả - sông La;

++ Sông Vu Gia - Thu Bồn;

++ Sông Ba;

++ Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai gồm các sông: sông Sài Gòn, sông Bé, sông La Ngà, sông Vàm cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây;

++ Sông chính thuộc hệ thống sông Mekong gồm có: Sông Sê San, sông Srepok, sông Tiền và sông Hậu;

+ Tiếp tục duy trì quy hoạch 01 trạm quan trắc chất lượng nước tự động, liên tục trên lưu vực sông Kỳ Cùng - Bằng Giang để đánh giá chất lượng nước tại khu vực từ nước ngoài đổ vào Việt Nam;

+ Tiếp tục duy trì 22 điểm quan trắc được lồng ghép tại các trạm quan trắc thủy văn.

(2) Tần suất quan trắc chất lượng nước mặt

Đối với hoạt động quan trắc định kỳ, từng bước tăng cường tần suất quan trắc tại các điểm quan trắc, cụ thể như sau:

- Giai đoạn 2023 - 2025: tối thiểu 10 đợt/năm.

- Giai đoạn 2026 - 2030: tối thiểu 12 đợt/năm.

Căn cứ vào nguồn lực của các chương trình quan trắc, khuyến khích tăng tần suất quan trắc định kỳ tại các điểm quan trắc chất lượng nước mặt trong quy hoạch để tăng dày chuỗi số liệu quan trắc.

(3) Thông số quan trắc chất lượng nước mặt

- Đối với các trạm quan trắc chất lượng nước mặt tự động, liên tục: tối thiểu bao gồm các thông số pH, COD (hoặc TOC), TSS, DO.

Khuyến khích mở rộng quan trắc đối với thông số Tổng Phosphor (TP) và tổng Nitơ (TN).

- Đối với điểm quan trắc chất lượng nước mặt định kỳ: tối thiểu bao gồm các thông số: pH, COD (hoặc TOC), BOD5, TSS, DO, NH4+, Tổng phosphor (TP), tổng Nitơ (TN), Tổng Coliform, Coliform chịu nhiệt.

Đối với quan trắc nước tại các vị trí hồ thì bổ sung thêm thông số Chlorophyll a.

(4) Lồng ghép các điểm quan trắc trầm tích nước mặt trong 499 điểm quan trắc thuộc mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt:

Căn cứ mạng lưới vị trí các điểm quan trắc chất lượng nước mặt để lựa chọn các vị trí, thông số phù hợp để quan trắc trầm tích nước mặt với tần suất tối thiểu 02 đợt/năm.

Quy hoạch hệ thống mạng lưới quan trắc chất lượng nước từ ngày 7/2/2024 tại Quyết định 224/QĐ-TTg 2024 như thế nào?

Quy hoạch hệ thống mạng lưới quan trắc chất lượng nước từ ngày 7/2/2024 tại Quyết định 224/QĐ-TTg 2024 như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy hoạch mạng lưới quan trắc chất lượng nước cửa sông theo Quyết định 224/QĐ-TTg 2024 ra sao?

Theo tiểu mục 2 Mục IV Điều 1 Quyết định 224/QĐ-TTg 2024 quy định về mạng lưới quan trắc chất lượng nước cửa sông như sau:

(1) Vị trí các điểm quan trắc chất lượng nước cửa sông

Tiếp tục duy trì và mở rộng mạng lưới quan trắc chất lượng nước cửa sông tại 76 điểm quan trắc trên cơ sở tiếp tục duy trì quan trắc theo 32 điểm đã có trong quy hoạch kỳ trước đây và mở rộng mới thêm 44 điểm quan trắc tại các cửa sông trước khi đổ ra biển.

Hình thức quan trắc: quan trắc định kỳ.

(2) Tần suất quan trắc

- Giai đoạn 2021 - 2025: tối thiểu 08 đợt/năm.

- Giai đoạn 2026 - 2030: tối thiểu 12 đợt/năm.

(3) Thông số quan trắc: tối thiểu bao gồm các thông số pH, TOC, TSS, DO, NH4+, Tổng phosphor (TP), Tổng Nitơ (TN), Tổng Coliform.

Quy hoạch mạng lưới quan trắc chất lượng nước biển ven bờ theo Quyết định 224/QĐ-TTg 2024 ra sao?

Theo tiểu mục 2 Mục IV Điều 1 Quyết định 224/QĐ-TTg 2024 quy định về mạng lưới quan trắc chất lượng nước biển ven bờ như sau:

(1) Vị trí các điểm quan trắc chất lượng nước biển ven bờ

- Tiếp tục duy trì và mở rộng mạng lưới quan trắc chất lượng nước biển ven bờ tại 70 điểm quan trắc trên cơ sở tiếp tục duy trì quan trắc theo 43 điểm hiện có và mở rộng mới thêm 27 điểm quan trắc được quy hoạch thực hiện cho giai đoạn năm 2021 - 2030.

- Về hình thức quan trắc:

+ Đối với trạm quan trắc chất lượng nước biển tự động, liên tục:

Bổ sung vào quy hoạch 06 trạm quan trắc chất lượng nước biển ven bờ tự động, liên tục đang vận hành tại các khu vực biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế;

+ Đối với điểm quan trắc chất lượng nước mặt định kỳ: thực hiện quan trắc tác động tại 64 điểm ven bờ thuộc địa bàn các tỉnh ven biển;

+ Tiếp tục duy trì lồng ghép quan trắc nước biển ven bờ với 06 trạm quan trắc hải văn hiện có.

(2) Tần suất quan trắc

Đối với hoạt động quan trắc định kỳ, từng bước tăng cường tần suất quan trắc tại các điểm quan trắc, cụ thể như sau:

- Giai đoạn 2021 - 2025: tối thiểu 06 đợt/năm.

- Giai đoạn 2026 - 2030: tối thiểu 08 đợt/năm.

(3) Thông số quan trắc: tối thiểu bao gồm các thông số pH, DO, TSS, NH4+, PO43-, dầu mỡ khoáng.

(4) Lồng ghép các điểm quan trắc trầm tích biển trong 70 điểm quan trắc thuộc mạng lưới quan trắc chất lượng nước biển ven bờ:

Căn cứ mạng lưới vị trí các điểm quan trắc chất lượng nước biển để lựa chọn các vị trí, thông số phù hợp để quan trắc trầm tích biển với tần suất tối thiểu 02 đợt/năm.

Quy hoạch mạng lưới quan trắc chất lượng nước biển các vùng biển gần bờ và xa bờ theo Quyết định 224/QĐ-TTg 2024 ra sao?

Theo tiểu mục 2 Mục IV Điều 1 Quyết định 224/QĐ-TTg 2024 quy định về mạng lưới quan trắc chất lượng nước biển tại các vùng biển gần bờ và xa bờ như sau:

(1) Khu vực biển cần quan trắc: thực hiện quan trắc nước biển tại 39 khu vực ưu tiên quan tâm gồm có:

- Khu vực biển miền Bắc (vịnh Bắc Bộ): vùng biển xa bờ gần đảo Bạch Long Vỹ.

- Khu vực biển miền Trung: Vùng biển Tây Hoàng Sa.

- Khu vực biển quần đảo Trường Sa gồm 20 đảo nhỏ.

- Khu vực biển thuộc thềm lục địa phía Nam gồm 14 giàn khoan.

- Khu vực biển Tây Nam Bộ: gồm 01 giàn khoan, đảo Thổ Chu và đảo Phú Quốc.

(2) Tần suất quan trắc

Giai đoạn 2021 - 2030: tối thiểu 02 đợt/năm.

(3) Thông số quan trắc: tối thiểu bao gồm các thông số pH, As, Cd, Pb, Cr, Cu, Zn, Hg, Xyanua (CN-), dầu mỡ khoáng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
670 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào