Quy định về bản đồ điều tra thực địa điều tra, đánh giá đất đai theo Thông tư 11/2024 thế nào?

Quy định về bản đồ điều tra thực địa điều tra, đánh giá đất đai theo Thông tư 11/2024 thế nào?

Quy định về bản đồ điều tra thực địa điều tra, đánh giá đất đai theo Thông tư 11/2024 thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT quy định về bản đồ điều tra thực địa điều tra, đánh giá đất đai như sau:

(1) Quy định về bản đồ điều tra thực địa

- Bản đồ điều tra thực địa đối với điều tra, đánh giá chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất cả nước, cấp vùng được lập trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh cùng kỳ;

- Bản đồ điều tra thực địa đối với điều tra, đánh giá chất lượng đất, thoái hóa đất cấp tỉnh được lập trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện cùng kỳ;

- Bản đồ điều tra thực địa đối với điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh được lập cho từng khu vực đất bị ô nhiễm tùy thuộc vào phạm vi ảnh hưởng của nguồn gây ô nhiễm trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã cùng kỳ tỷ lệ từ 1:2.000 đến 1:5.000 hoặc cấp huyện cùng kỳ tỷ lệ 1:10.000 đến 1:25.000 đối với khu vực điều tra, đánh giá ô nhiễm đất nằm trên địa bàn 02 xã trở lên.

(2) Quy định về nội dung bản đồ điều tra thực địa

- Các yếu tố kế thừa từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm: nhóm lớp cơ sở toán học và các nội dung liên quan; nhóm lớp biên giới, địa giới; nhóm lớp địa hình; nhóm lớp giao thông, thủy hệ và các đối tượng có liên quan; nhóm lớp đối tượng kinh tế, xã hội; nhóm lớp hiện trạng sử dụng đất;

- Ranh giới khoanh đất điều tra chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất; ô nhiễm đất. Ký hiệu ranh giới khoanh đất điều tra được thể hiện theo quy định tại Mục 2 Phần B của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 11/2024/TT-BTNMT.

Diện tích khoanh đất nhỏ nhất được xác định căn cứ vào ranh giới khoanh đất tại thực địa và tỷ lệ bản đồ, cụ thể như sau:

Tỷ lệ bản đồ

Diện tích khoanh đất tối thiểu thể hiện trên bản đồ (mm2)

Diện tích khoanh đất tối thiểu tại thực địa (ha)

1:2.000

100

0,04

1:5.000

100

0,25

1:10.000

100

1,00

1:25.000

100

6,25

1:50.000

100

25

1:100.000

100

100

- Nhãn khoanh đất điều tra

Nhãn khoanh đất điều tra chất lượng đất, thoái hóa đất thể hiện thông tin điều tra theo thứ tự: ký hiệu viết tắt tên địa danh; số thứ tự khoanh đất (thể hiện bằng chữ số Ả Rập, từ 01 đến hết trong phạm vi điều tra, thứ tự đánh số từ trái sang phải, từ trên xuống dưới); ký hiệu loại thổ nhưỡng; ký hiệu địa hình.

Nhãn khoanh đất điều tra ô nhiễm đất cấp vùng thể hiện thông tin điều tra theo thứ tự: ký hiệu viết tắt tên địa danh; số thứ tự khoanh đất (thể hiện bằng chữ số Ả Rập, từ 01 đến hết trong phạm vi điều tra, thứ tự đánh số từ trái sang phải, từ trên xuống dưới); ký hiệu loại đất, tên đơn vị hành chính cấp xã.

Nhãn khoanh đất điều tra ô nhiễm đất cấp tỉnh thể hiện thông tin điều tra theo thứ tự: ký hiệu viết tắt tên địa danh; số thứ tự khoanh đất (thể hiện bằng chữ số Ả Rập, từ 01 đến hết trong phạm vi điều tra, thứ tự đánh số từ trái sang phải, từ trên xuống dưới); ký hiệu loại đất; ký hiệu nguồn gây ô nhiễm;

- Vị trí điểm điều tra trên bản đồ điều tra thực địa được thể hiện dưới dạng điểm;

- Tên bản đồ, tỷ lệ bản đồ, đơn vị xây dựng và chú dẫn (gồm: ký hiệu của các yếu tố kế thừa từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất, ranh giới khoanh đất điều tra, nhãn khoanh đất điều tra và ký hiệu điểm điều tra).

Quy định về bản đồ điều tra thực địa điều tra, đánh giá đất đai theo Thông tư 11/2024 thế nào?

Quy định về bản đồ điều tra thực địa điều tra, đánh giá đất đai theo Thông tư 11/2024 thế nào? (Hình từ Internet)

06 đối tượng điều tra, đánh giá đất đai; bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất là gì?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT quy định về đối tượng điều tra, đánh giá đất đai; bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất như sau:

(1) Đối tượng điều tra, đánh giá chất lượng đất, thoái hóa đất cả nước, các vùng kinh tế - xã hội (sau đây gọi là cấp vùng), các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh) bao gồm các loại đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây).

(2) Đối tượng điều tra, đánh giá tiềm năng đất đai cả nước, cấp vùng, cấp tỉnh bao gồm các loại đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng.

(3) Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất

+ Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cả nước, cấp vùng bao gồm các loại đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây);

+ Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất cấp tỉnh là các loại đất có nguồn gây ô nhiễm, gồm: các loại đất nông nghiệp; đất chưa sử dụng (trừ đất núi đá không có rừng cây); đất được quy hoạch xây dựng khu dân cư đô thị, nông thôn.

(4) Đối tượng quan trắc chất lượng đất, thoái hóa đất, ô nhiễm đất là các loại đất quy định tại (1), (3) được xác định theo mạng lưới các điểm quan trắc cố định trên phạm vi cả nước.

(5) Đối tượng điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề là một hoặc nhiều loại đất quy định tại Điều 9 Luật Đất đai 2024 do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề xác định trong nhiệm vụ khi phê duyệt.

(6) Đối tượng bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất là các loại đất trong khu vực bị thoái hóa, bị ô nhiễm.

Chuẩn bị bản đồ điều tra thực địa ra sao?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT quy định về chuẩn bị bản đồ điều tra thực địa như sau:

- Biên tập, chuẩn hóa các yếu tố kế thừa từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định tại Điều 5 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT;

- Tạo lập lớp thông tin khoanh đất điều tra, lớp thông tin điểm điều tra các loại hình thoái hóa và các trường thông tin dữ liệu thuộc tính theo quy định tại Phần D của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 11/2024/TT-BTNMT;

- Xác định số lượng khoanh đất, điểm điều tra thực hiện theo quy định tại Phần B Phụ lục III Thông tư 11/2024/TT-BTNMT;

- Xây dựng lớp thông tin khoanh đất điều tra: chuyển đổi, rà soát, chuẩn hóa và nhập thông tin thuộc tính về thổ nhưỡng, địa hình (độ dốc hoặc địa hình tương đối), độ dày tầng đất vào lớp thông tin tại điểm b khoản này từ các thông tin, tài liệu, số liệu thu thập; xác định ranh giới khoanh đất và số thứ tự khoanh đất theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT;

- Xây dựng lớp thông tin điểm điều tra thoái hóa: vị trí điểm điều tra thoái hóa theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 5 Thông tư 11/2024/TT-BTNMT xây dựng sơ đồ mạng lưới điểm điều tra thoái hóa (vị trí điểm điều tra thoái hóa đất trùng với vị trí điểm điều tra phẫu diện đất trong cùng khoanh đất) và nhập thông tin thuộc tính vào lớp thông tin tại điểm b khoản này;

- Xác định nội dung điều tra khoanh đất theo các tuyến điều tra thực địa trên địa bàn cấp tỉnh;

- Cập nhật thông tin thuộc tính của lớp điểm điều tra các loại hình thoái hóa và kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất kỳ trước (nếu có) vào lớp thông tin khoanh đất điều tra;

- Biên tập và in bản đồ điều tra thực địa.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
417 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào