Quy định mới sửa đổi tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với Nghiên cứu viên (hạng III) như thế nào?
- Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức có chức danh nghề nghiệp Nghiên cứu viên (hạng III) là gì?
- Quy định mới sửa đổi tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với Nghiên cứu viên (hạng III) như thế nào?
- Mức lương của chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên (hạng III) là bao nhiêu?
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức có chức danh nghề nghiệp Nghiên cứu viên (hạng III) là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV quy định tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp của viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ như sau:
- Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao, luôn tuân thủ pháp luật; luôn thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
- Trung thực, đoàn kết, có tinh thần cầu thị, hợp tác, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu, học hỏi cái mới, tự nâng cao trình độ, có ý thức bảo vệ bí mật nhà nước về khoa học và công nghệ, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Như vậy, để trở thành Nghiên cứu viên (hạng III), người này phải thỏa mãn các tiêu chuẩn về đạo đức nêu trên.
Quy định mới sửa đổi tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với Nghiên cứu viên (hạng III) như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định mới sửa đổi tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với Nghiên cứu viên (hạng III) như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 14/2022/TT-BKHCN). Theo đó quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với nghiên cứu viên hạng III bao gồm hai điều kiện:
- Có trình độ đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghiên cứu khoa học.
Như vậy, quy định mới đã bỏ điều kiện về trình độ ngoại ngữ bậc 4 và trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản là tiêu chuẩn trình độ đào tạo bắt buộc.
Tuy nhiên, kỹ năng tin học và ngoại ngữ vẫn được đề cập đến tại điểm đ khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV (sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 14/2022/TT-BKHCN).
Theo đó, tuy tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng không còn yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. Nhưng viên chức là nghiên cứu viên hạng III phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Cụ thể hơn, về tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên hạng III được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 01/2020/TT-BKHCN và khoản 6 Điều 1 Thông tư 14/2022/TT-BKHCN) bao gồm:
- Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, phát triển khoa học và công nghệ của Đảng và Nhà nước; tình hình kinh tế - xã hội nói chung và các yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn đối với lĩnh vực nghiên cứu; những thành tựu và xu hướng phát triển khoa học và công nghệ, những tiến bộ khoa học và công nghệ quan trọng trong nước và trên thế giới liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu; nội dung quản lý, phương pháp triển khai nghiên cứu, xử lý thông tin, đánh giá kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ;
- Nắm vững cách thức sử dụng, vận hành, bảo quản thiết bị, vật tư dùng trong nghiên cứu và các quy định an toàn lao động, vệ sinh lao động có liên quan;
- Có khả năng nghiên cứu và triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn; có khả năng tổ chức và kết nối các nhà nghiên cứu có năng lực để thực hiện nhiệm vụ của một nhiệm vụ khoa học và công nghệ cụ thể; có khả năng xây dựng và trình bày các báo cáo nghiên cứu khoa học được giao, tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học thuộc lĩnh vực nghiên cứu;
- Có năng lực chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở và tham gia thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ khác.
Trong thời gian giữ chức danh nghiên cứu viên, chủ nhiệm ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở được nghiệm thu ở mức đạt trở lên và là tác giả của ít nhất 01 bài báo khoa học công bố trên tạp chí khoa học trong nước có uy tín
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm;
- Viên chức thăng hạng từ trợ lý nghiên cứu (hạng IV) lên nghiên cứu viên (hạng III) phải có thời gian giữ chức danh trợ lý nghiên cứu (hạng IV) hoặc tương đương tối thiểu đủ 03 năm. Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh trợ lý nghiên cứu (hạng IV) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Mức lương của chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên (hạng III) là bao nhiêu?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-BKHCN-BNV quy định như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2014/TTLT-BKHCN-BNV được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP), cụ thể như sau:
...
c) Chức danh nghề nghiệp nghiên cứu viên (hạng III) và kỹ sư (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
Theo đó, mức lương mà nghiên cứu viên (hạng III) đang hưởng tương đương từ 3.486.600 đến 7.420.200 đồng/tháng (Tính dựa trên mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
Thông tư 14/2022/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 12/12/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.