Quy định mới nhất về ứng xử nơi cư trú và trong gia đình của người có chức vụ quyền hạn Bộ GTVT ra sao?

Cho tôi hỏi: Quy định mới nhất về ứng xử nơi cư trú và trong gia đình của người có chức vụ quyền hạn Bộ GTVT ra sao? - Câu hỏi của anh Long (Bình Thuận)

Quy định mới nhất về ứng xử nơi cư trú và trong gia đình của người có chức vụ quyền hạn Bộ GTVT ra sao?

Căn cứ Quyết định 636/QĐ-BGTVT năm 2023 về Quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn thuộc Bộ Giao thông vận tải ngày 25/5/2023. Tại đây

Quy định về về ứng xử nơi cư trú và trong gia đình của người có chức vụ quyền hạn Bộ GTVT được xác định tại Điều 7 Quy tắc ban hành kèm theo Quyết định 636/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:

Ứng xử nơi cư trú và trong gia đình
1. Nêu gương về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trước Nhân dân.
2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân; tuyên truyền, vận động người thân và Nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, góp ý tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ở cơ sở.
3. Tham gia đầy đủ, nghiêm túc các cuộc họp do cấp có thẩm quyền nơi cư trú tổ chức, triệu tập; trường hợp vắng mặt có lý do chính đáng phải báo cáo cấp ủy có thẩm quyền; tích cực tham gia đóng góp ý kiến về công việc chung của địa phương; phản ánh ý kiến của Nhân dân đến cấp có thẩm quyền theo quy định.
4. Không để các thành viên trong gia đình lợi dụng danh nghĩa của bản thân để vụ lợi cho gia đình và bản thân; không tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác xa hoa, lãng phí hoặc để vụ lợi.

Theo đó, người có chức vụ quyền hạn Bộ GTVT phải thực hiện đúng với quy tắc ứng xử nơi cư trú và trong gia đình được quy định nêu trên.

Quy định mới nhất về ứng xử nơi cư trú và trong gia đình của người có chức vụ quyền hạn Bộ GTVT ra sao?

Quy định mới nhất về ứng xử nơi cư trú và trong gia đình của người có chức vụ quyền hạn Bộ GTVT ra sao? (Hình từ Internet)

Người có chức vụ quyền hạn thuộc Bộ GTVT gồm những đối tượng nào?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 1 Quy tắc ban hành kèm theo Quyết định 636/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
2. Đối tượng áp dụng: người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi tắt là “người có chức vụ, quyền hạn”), bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
c) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp (bao gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên; Chủ tịch công ty (đối với công ty không có Hội đồng thành viên); Thành viên Hội đồng thành viên; Tổng giám đốc; Giám đốc; Phó tổng giám đốc; Phó giám đốc; Kế toán trưởng; Kiểm soát viên tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ);
d) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

Như vậy, người có chức vụ quyền hạn thuộc Bộ GTVT bao gồm các đối tượng làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải nêu trên.

Người có chức vụ, lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ GTVT có quy tắc ứng xử và giao tiếp trong thực thi nhiệm vụ thế nào?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy tắc ứng xử ban hành kèm theo Quyết định 636/QĐ-BGTVT năm 2023 như sau:

Quy tắc ứng xử và giao tiếp trong thực thi nhiệm vụ
...
2. Quy tắc ứng xử và giao tiếp của người có chức vụ, lãnh đạo, quản lý
a) Phải gương mẫu đi đầu trong việc nêu gương về mọi mặt; xây dựng, tổ chức, môi trường làm việc của cơ quan, đơn vị chuyên nghiệp và thân thiện.
b) Giữ gìn đoàn kết nội bộ; thực hiện dân chủ ở cơ sở, tôn trọng, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắn của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; ứng xử theo nguyên tắc dân chủ, khách quan, công bằng và minh bạch; không được duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chuyên quyền, độc đoán, coi thường cấp dưới; không được trù dập, lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến uy tín của cấp dưới.
c) Phân công nhiệm vụ cho cấp dưới rõ ràng và thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công chức, viên chức, người lao động để bố trí, sử dụng nhằm phát huy năng lực, sở trường của từng cá nhân và phù hợp với kế hoạch phát triển của đơn vị.
d) Công tâm, khách quan trong quản lý, sử dụng, đánh giá công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý; chủ động xin thôi giữ chức vụ khi nhận thấy bản thân còn hạn chế về năng lực và uy tín.
đ) Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn, mạo danh để tạo thanh thế khi tham gia các hoạt động trong xã hội; không được sử dụng các tài sản, phương tiện công cho các hoạt động xã hội không thuộc hoạt động nhiệm vụ, công vụ; không được tổ chức các hoạt động cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia, thăng chức và các hoạt động khác của bản thân và gia đình vì mục đích vụ lợi.
e) Không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ.
g) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.
h) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
i) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và Kiểm soát viên tại doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; không cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; không bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.

Như vậy, người có chức vụ, lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ GTVT có các quy tắc ứng xử và giao tiếp trong thực thi nhiệm vụ nêu trên.

Trong đó, người có chức vụ lãnh đạo quản lý phải gương mẫu đi đầu trong việc nêu gương về mọi mặt; không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn, mạo danh để tạo thanh thế khi tham gia các hoạt động trong xã hội.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
684 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào