Quy định kỹ thuật đảm bảo vệ sinh, môi trường, sức khỏe và ngăn ngừa người bị rơi ngã, ngăn ngừa sụp đổ công trình xây dựng như thế nào?

Xin chào ban biên tập, tôi có một thắc mắc sau: Tôi là người sử dụng lao động, vậy tôi phải ban hành những quy định nào để đảm bảo an toàn cho người lao động khi thi công tại công trường? Việc đảm bảo vệ sinh, ngăn ngừa người bị rơi ngã, ngăn ngừa sụp đổ công trình được quy định như thế nào? Xin cám ơn!

Quy định về việc đảm bảo vệ sinh, môi trường và sức khỏe cho người lao động tại công trường xây dựng?

Căn cứ tiểu mục 2.1 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định việc đảm bảo vệ sinh, môi trường và sức khỏe như sau:

- Tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động xây dựng trên công trường phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ATVSLĐ, y tế và bảo vệ môi trường.

- Người sử dụng lao động phải lập chương trình, kế hoạch, biện pháp và thực hiện thường xuyên công việc đảm bảo vệ sinh, môi trường trên công trường và khu vực lân cận bên ngoài công trường, trong đó bao gồm các nội dung sau:

+ Bố trí kho, bãi phù hợp cho vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm và các loại máy, thiết bị thi công;

+ Thực hiện thường xuyên công việc dọn dẹp chất thải, phế liệu trên công trường;

+ Chỗ để vật liệu rời chưa sử dụng phải được bố trí hợp lý để không làm ảnh hưởng đến công việc thi công, giao thông trong công trường và khu vực lân cận ngoài công trường;

+ Khi nơi làm việc và đường tiếp cận nơi làm việc bị trơn trượt do dầu máy hoặc nguyên nhân khác thì phải được làm sạch hoặc rải vật liệu chống trơn trượt phù hợp như cát, mùn cưa hoặc vật liệu phù hợp khác;

+ Thực hiện thu gom nước thải, chất thải rắn trên công trường và xử lý nước thải, vận chuyển chất thải rắn ra khỏi công trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

+ Thực hiện che chắn hoặc các biện pháp hiệu quả khác để hạn chế: Phát tán khí thải, tiếng ồn, độ rung và các tác động khác để không bị vượt quá các giới hạn cho phép theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Chú thích: Giới hạn cho phép về chất lượng không khí, tiếng ồn, độ rung quy định tại QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT và QCVN 27:2010/BTNMT.

Quy định kỹ thuật đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng và khu vực lân cận trong thi công xây dựng: Đảm bảo vệ sinh, môi trường, sức khỏe; ngăn ngừa người bị rơi ngã; ngăn ngừa sụp đổ công trình?

Quy định kỹ thuật đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng và khu vực lân cận trong thi công xây dựng: Đảm bảo vệ sinh, môi trường, sức khỏe; ngăn ngừa người bị rơi ngã; ngăn ngừa sụp đổ công trình?

Người sử dụng lao động ban hành những quy định nào để đảm bảo an toàn cho người lao động?

Căn cứ tiểu mục 2.1 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định tại công trường, người sử dụng lao động phải ban hành các quy định để ĐBAT cho người lao động, bao gồm nhưng không giới hạn các quy định sau:

- Quy định về đảm bảo vệ sinh, môi trường;

- Quy định các trường hợp phải dừng công việc khi xuất hiện thiên tai hoặc thời tiết nguy hiểm (xem yêu cầu chi tiết tại 2.1.11);

- Quy định về sử dụng, lưu trữ, bảo trì các PTBVCN (xem yêu cầu chi tiết tại 2.19);

- Quy định về thời gian và điều kiện sức khỏe để làm việc đối với người lao động khi thực hiện các công việc đặc thù như: Làm việc ban đêm; vận hành máy, thiết bị thi công; làm việc trên cao, trên mái dốc, dưới tầng ngầm hoặc trong hầm, trong môi trường độc hại, khí nén, tiếng ồn lớn, trong không gian hạn chế khác; sử dụng chất nổ; làm việc trên mặt nước (hoặc gần nước), dưới nước và làm việc trong khu vực có yếu tố có hại khác theo các quy định của pháp luật về ATVSLĐ và y tế;

- Quy định về sử dụng, vận hành đối với máy, thiết bị thi công;

- Quy định về sử dụng hoặc thao tác đối với máy, thiết bị cầm tay;

- Quy định về sử dụng, thao tác (xử lý) đối với các loại vật tư, vật liệu, cấu kiện, sản phẩm, chất, hóa chất trên công trường.

Như vậy, người lao động trên công trường phải tuân thủ các quy định do người sử dụng lao động ban hành nêu trên.

Quy định về ngăn ngừa người bị rơi, ngã tại công trường?

Căn cứ tiểu mục 2.1 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định về ngăn ngừa người bị rơi, ngã như sau:

- Phải lắp đặt lan can an toàn và tấm chặn chân ngăn ngừa người bị rơi, ngã khi làm việc ở độ cao từ 2,0 m trở lên (so với mặt đất, mặt sàn), trên mái nhà, mặt dốc, mái dốc hoặc ngã xuống hố, lỗ.

- Trong trường hợp không thể lắp đặt lan can an toàn, phải thực hiện một trong các biện pháp sau:

+ Lắp đặt và duy trì lưới hoặc sàn đỡ an toàn;

+ Người lao động phải sử dụng dây an toàn và dây cứu sinh.

Chú thích: Các trường hợp bắt buộc sử dụng dây an toàn và dây cứu sinh xem quy định chi tiết tại các mục khác có liên quan trong quy chuẩn này.

Quy định về việc ngăn ngừa sụp đổ công trình tại công trường?

Căn cứ tiểu mục 2.1 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định về ngăn ngừa sụp đổ công trình như sau:

Trước khi tiếp tục xây dựng công trình sau thời gian ngừng thi công hoặc thực hiện các công việc bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng, tháo dỡ hoặc phá dỡ công trình hiện hữu, phải thực hiện rà soát và có các biện pháp ĐBAT để ngăn ngừa sụp đổ một phần hoặc toàn bộ công trình, bao gồm:

- Khảo sát, đánh giá an toàn kết cấu (đánh giá KNCL) của bộ phận công trình, công trình. Nếu kết quả đánh giá an toàn kết cấu cho thấy có nguy cơ sụp đổ thì phải thực hiện công việc chống đỡ tạm theo quy định tại 2.3;

Chú thích 1: Đối với công trình được tiếp tục thi công sau khoảng thời gian ngừng thi công, chủ đầu tư, người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC), nhà thầu thiết kế và người sử dụng lao động chịu trách nhiệm đánh giá an toàn kết cấu đối với các cấu kiện, bộ phận kết cấu, phần công trình đã hoàn thành của công trình. Căn cứ đánh giá dựa trên quan sát hiện trạng kết cấu, các tài liệu và hồ sơ quản lý chất lượng thi công và nghiệm thu, hồ sơ thiết kế, các chỉ dẫn kỹ thuật và yêu cầu của thiết kế và các kết quả thí nghiệm, thử nghiệm khác của phần công trình đã thi công.

Chú thích 2: Đối với các công trình hiện hữu, công việc đánh giá an toàn kết cấu thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng (nếu có) và các quy định có liên quan trong quy chuẩn này.

- Xác định vùng nguy hiểm và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ĐBAT theo quy định tại 2.1.1.2 đến 2.1.1.4.

Trên đây là những quy định chi tiết về việc ảm bảo vệ sinh, môi trường, sức khỏe; ngăn ngừa người bị rơi ngã; ngăn ngừa sụp đổ công trình được ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD. Người lao động và người sử dụng lao động cần tuân thủ thực hiện những quy định trên để đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng và khu vực lân cận trong thi công xây dựng.

Thông tư 16/2021/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 20/6/2022.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,316 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào