Quy chuẩn Việt Nam QCXDVN 05:2008/BXD về Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khoẻ ra sao?

Tôi muốn hỏi Quy chuẩn Việt nam QCXDVN 05:2008/BXD về Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khoẻ ra sao? - câu hỏi của chị M.D (Hà Giang)

Phạm vi áp dụng của Quy chuẩn Việt nam QCXDVN 05:2008/BXD về Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khoẻ là gì?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.1 Quy chuẩn Việt nam QCXDVN 05:2008/BXD về Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khoẻ có nêu rõ phạm vi áp dụng như sau:

- Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật (tối thiểu hoặc tối đa) phải đạt được đối với nhà ở và công trình công cộng nhằm đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khoẻ cho người sử dụng.

- An toàn sinh mạng và sức khỏe quy định trong Quy chuẩn này gồm: phòng chống nước, hơi ẩm và các chất độc hại; bảo vệ khỏi ngã, xô và va đập; an toàn sử dụng kính; chiếu sáng; thông gió; chống ồn.

- An toàn sinh mạng và sức khỏe liên quan tới khả năng chịu lực của nhà ở và công trình công cộng; hệ thống thiết bị điện, thang máy; phòng chống cháy nổ; hệ thống cấp thoát nước; tiếp cận sử dụng cho người tàn tật trong nhà ở và công trình công cộng tham chiếu tại các Quy chuẩn tương ứng khác.

- Quy chuẩn này không quy định các yêu cầu kỹ thuật đảm bảo an toàn sinh mạng và sức khỏe con người trong quá trình chuẩn bị và thi công công trình và do các yếu tố không xuất phát từ bản thân công trình (ô nhiễm do quá trình sản xuất, tác động của lũ lụt hoặc từ các công trình bên ngoài).

Quy chuẩn Việt Nam QCXDVN 05:2008/BXD về Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khoẻ ra sao?

Quy chuẩn Việt Nam QCXDVN 05:2008/BXD về Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khoẻ ra sao?

Các loại nhà ở và công trình công cộng nào phải áp dụng Quy chuẩn QCXDVN 05:2008/BXD?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1.1 Quy chuẩn Việt nam QCXDVN 05:2008/BXD về Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng và sức khoẻ có nêu rõ các loại nhà ở và công trình công cộng phải áp dụng Quy chuẩn QCXDVN 05:2008/BXD như sau:

1.2.1. Các loại nhà ở và công trình công cộng thuộc đối tượng áp dụng của Quy chuẩn này ghi trong Bảng 1.1

Các loại nhà ở và công trình công cộng phải áp dụng Quy chuẩn

STT

LOẠI CÔNG TRÌNH


Nhà ở

1

Nhà chung cư

2

Nhà ở riêng lẻ (khuyến khích áp dụng)


Công trình công cộng

3

Công trình văn hóa: Thư viện, bảo tàng, nhà triển lãm, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nhà biểu diễn, nhà hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc, đài phát thanh, đài truyền hình

4

Nhà trẻ và trường học: Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, trường phổ thông các cấp, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở dạy nghề, trường đại học và các loại trường khác.

5

Công trình y tế: Trạm y tế, bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa từ trung ương đến địa phương, các phòng khám đa khoa, khám chuyên khoa khu vực, nhà hộ sinh, nhà điều dưỡng, nhà nghỉ, nhà dưỡng lão, các cơ quan y tế, phòng chống dịch bệnh.

6

Công trình thương nghiệp: Chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại, siêu thị, hàng ăn, giải khát, trạm dịch vụ công cộng.

7

Nhà làm việc: Văn phòng, trụ sở.

8

Khách sạn, nhà khách.

9

Nhà phục vụ giao thông: Nhà ga, bến xe các loại.

10

Nhà phục vụ thông tin liên lạc: Nhà bưu điện, bưu cục, nhà lắp đặt thiết bị thông tin, đài lưu không.

11

Sân vận động.

12

Nhà thể thao.

Lưu ý: Ngoài các đối tượng áp dụng nêu trên, một số chương của Quy chuẩn còn có giới hạn riêng về đối tượng áp dụng cho riêng chương đó

Yêu cầu chung bảo vệ khỏi ngã, xô và va đập là gì?

Tại tiểu mục 3.1 Quy chuẩn Việt nam QCXDVN 05:2008/BXD có nêu rõ yêu cầu chung bảo vệ khỏi ngã, xô và va đập như sau:

- Cầu thang bộ và đường dốc

Phải có cầu thang bộ, bậc thang hoặc đường dốc đảm bảo an toàn cho người đi lại giữa các sàn, nền cao độ chênh nhau từ 380mm trở lên.

- Lan can

Phải có lan can hoặc vật chắn đủ khả năng ngăn người đi lại không bị ngã tại các sàn nền có cao độ chênh nhau từ 2 bậc thang (hoặc 380mm nếu không có bậc thang) trở lên và ở các vị trí:

+ Cầu thang bộ, bậc thang, đường dốc, sàn, ban công, lô-gia, hành lang và mái có người đi lại;

+ Giếng trời, khu vực tầng hầm hoặc các khu vực ngầm tương tự nối với công trình có người đi lại.

- Rào chắn xe cơ giới và khu vực bốc xếp hàng

+ Các đường dốc và sàn nhà có xe cơ giới đi lại phải có rào chắn bảo vệ người tại các nơi cần thiết.

+. Khu vực bốc xếp hàng cho xe cơ giới phải có các lối ra hoặc lối tránh xe cơ giới cho người bên trong khu vực.

- Tránh xô, va đập hoặc bị kẹt

+ Người đi lại bên trong hoặc xung quanh công trình phải được đảm bảo không bị xô vào cửa thông khí hoặc cửa lấy ánh sáng.

+ Cánh cửa và cánh cổng cần đảm bảo:

++ Không va vào người khi trượt hoặc mở về phía trước;

++ Không nhốt người bên trong khi cửa và cổng đóng mở bằng động cơ.

+ Cửa hoặc cổng đóng mở bằng động cơ phải mở được bằng tay trong trường hợp động cơ bị hỏng.

+ Cửa quay hoặc cổng quay phải đảm bảo không che khuất tầm nhìn ở cả hai phía.

Giới hạn áp dụng

- Yêu cầu 0 chỉ áp dụng cho các đường dốc là bộ phận của nhà.

- Yêu cầu 0 và 0 không áp dụng cho cửa hay cổng là bộ phận của thang máy.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
25,383 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào