Quy chuẩn quốc gia QCVN 19:2010/BTTTT yêu cầu kỹ thuật tại giao diện kết nối mạng khi thiết bị đầu cuối chuyển từ trạng thái chờ sang trạng thái làm việc?
- Quy chuẩn quốc gia QCVN 19:2010/BTTTT yêu cầu kỹ thuật tại giao diện kết nối mạng khi thiết bị đầu cuối chuyển từ trạng thái chờ sang trạng thái làm việc?
- Độ nhạy của bộ nhận tín hiệu chuông được quy định như thế nào theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 19:2010/BTTTT?
- Các yêu cầu chung tại giao diện kết nối mạng khi thiết bị đầu cuối trong trạng thái chờ theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 19:2010/BTTTT ra sao?
Quy chuẩn quốc gia QCVN 19:2010/BTTTT yêu cầu kỹ thuật tại giao diện kết nối mạng khi thiết bị đầu cuối chuyển từ trạng thái chờ sang trạng thái làm việc?
Thông tư 18/2010/TT-BTTTT đã công bố Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu chung đối với thiết bị đầu cuối kết nối vào mạng điện thoại qua giao diện tương tự.
Tại tiểu mục 2.5 Mục 2 Quy chuẩn quốc gia QCVN 19:2010/BTTTT yêu cầu kỹ thuật tại giao diện kết nối mạng khi thiết bị đầu cuối chuyển từ trạng thái chờ sang trạng thái làm việc như sau:
* Khả năng chấp nhận các quãng ngắt dòng qua thiết bị đầu cuối khi thiết lập cuộc gọi
Thiết bị đầu cuối phải chấp nhận các quãng ngắt dòng điện mạch vòng khi thiết lập trạng thái làm việc.
Trong quá trình chuyển từ trạng thái chờ sang trạng thái làm việc với mục đích thiết lập cuộc gọi, nếu dòng qua thiết bị đầu cuối đạt được và duy trì tại giá trị lớn hơn 12,8 mA trong khoảng thời gian từ 30 đến 500 ms, thì dòng bị tạm ngắt trong một chu kỳ khoảng 400 ms. Khi được kết nối lại:
- Dòng phải đạt được một giá trị lớn hơn 12,8 mA trong vòng 20 ms;
- Trong khoảng thời gian từ 20 đến 100 ms sau khi kết nối lại, tổng các quãng ngắt dòng (tổng các chu kỳ dòng giảm dưới 12,8 mA) không lớn hơn 7 ms.
Yêu cầu này áp dụng khi khi nguồn nuôi có điện áp 50 VDC nối tiếp với điện trở 850 W.
Kiểm tra: xem A.4.6.1.
* Đặc tính dòng qua thiết bị đầu cuối
Thiết bị đầu cuối phải chiếm được mạch thuê bao.
Dòng qua thiết bị đầu cuối sẽ:
- Vượt quá giá trị If1 trước t1 sau khi chiếm được mạch thuê bao, và
- Duy trì trên If1 ít nhất trong khoảng thời gian từ t2 đến t01, và
- Duy trì trên If2 giữa t2 và t3, đối với các điều kiện trong Bảng 4 và Hình 4.
Các giá trị giới hạn (t1 - t0), (t2 - t01), (t3 - t01), If1 và If2 được cho trong Bảng 3 và 5, và được minh họa trong Hình 3 và 4 và:
- “t0” là thời điểm chiếm đường, dòng qua thiết bị đầu cuối lớn hơn 0,1 mA lần đầu tiên với điện áp nguồn nuôi 50 VDC và duy trì lớn hơn giá trị này trong khoảng thời gian nhiều hơn 5 ms;
- “t01” là thời điểm dòng qua thiết bị đầu cuối vượt quá giá trị If1 lần đầu tiên với điện áp nguồn nuôi 50 VDC và duy trì lớn hơn giá trị này trong khoảng thời gian lớn hơn 5 ms;
- Các chu kỳ xung cho phép là trong đó dòng giảm dưới giới hạn cho phép (như đã nói trên) và khi tổng hợp lại không vượt quá 7 ms.
Kiểm tra: xem A.4.6.2.
Quy chuẩn quốc gia QCVN 19:2010/BTTTT yêu cầu kỹ thuật tại giao diện kết nối mạng khi thiết bị đầu cuối chuyển từ trạng thái chờ sang trạng thái làm việc? (Hình từ Internet)
Độ nhạy của bộ nhận tín hiệu chuông được quy định như thế nào theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 19:2010/BTTTT?
Tại tiểu mục 2.4 Mục 2 Quy chuẩn quốc gia QCVN 19:2010/BTTTT yêu cầu về độ nhạy của bộ nhận tín hiệu chuông như sau:
Thiết bị đầu cuối phải tách được các tín hiệu chuông hợp lệ.
Nếu có chức năng nhận tín hiệu chuông thì thiết bị đầu cuối phải có khả năng đáp ứng với tín hiệu chuông hợp lệ:
- Điện áp: 30 Vrms;
- Tần số: từ 16 đến 25 Hz;
- Nhịp: 0,67 ¸ 1,5 s có điện áp chuông, 3 ¸ 5 s không có điện áp chuông; trên điện áp nền 50 VDC.
Kiểm tra: xem A.4.5.
Các yêu cầu chung tại giao diện kết nối mạng khi thiết bị đầu cuối trong trạng thái chờ theo Quy chuẩn quốc gia QCVN 19:2010/BTTTT ra sao?
Tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn quốc gia QCVN 19:2010/BTTTT yêu cầu chung tại giao diện kết nối mạng khi thiết bị đầu cuối trong trạng thái bao gồm:
* Điện trở một chiều
Điện trở một chiều khi thiết bị đầu cuối trong trạng thái chờ phải đủ lớn để không gây ảnh hưởng đến việc điều khiển cuộc gọi và không làm giảm chức năng của thiết bị mạng điều khiển cuộc gọi.
Dòng qua thiết bị đầu cuối khi được kết nối với nguồn 25, 50, 100 VDC không được vượt quá các giá trị dòng có được khi thay điện trở 1 MW vào vị trí của thiết bị đầu cuối sau thời gian 30 s, xem Bảng 1.
Kiểm tra: xem A.4.4.1.
* Các đặc tính kỹ thuật đối với các tín hiệu chuông
- Trở kháng
Thiết bị đầu cuối phải có trở kháng thích ứng đối với tín hiệu chuông.
Trở kháng của thiết bị đầu cuối tại giao diện kết nối, khi cấp tín hiệu chuông có tần số 25 Hz, điện áp chuẩn là 30 Vrms không được nhỏ hơn 4 kW.
Kiểm tra: xem A.4.4.2.1.
- Đáp ứng xung
Thiết bị đầu cuối phải có giới hạn dòng xung khi tín hiệu chuông bắt đầu.
Khi xuất hiện tín hiệu chuông, dòng qua thiết bị đầu cuối, do tín hiệu chuông sinh ra, không được gây cho tổng đài nhận nhầm đó là trạng thái làm việc của thiết bị đầu cuối.
Dòng này phải bằng hoặc nhỏ hơn:
25 mA - 1 ms sau khi có tín hiệu;
10 mA - 6 ms sau khi có tín hiệu.
Kiểm tra: xem A.4.4.2.2.
- Dòng một chiều
Thiết bị đầu cuối phải tránh tạo ra dòng một chiều do tải không đối xứng của tín hiệu chuông.
Dòng một chiều xuất hiện khi có tín hiệu thử AC tần số 25 Hz, điện áp 90 Vrms đặt trên điện áp nền 60 VDC, phải nhỏ hơn 0,6 mA.
Kiểm tra: xem A.4.4.2.3.
* Mức mất cân bằng trở kháng so với đất
Mức mất cân bằng trở kháng so với đất trong chế độ chờ được thể hiện bằng giá trị suy hao chuyển đổi dọc (LCL).
Giá trị LCL khi thiết bị đầu cuối cần phải nối đất trong quá trình khai thác sử dụng và trở kháng kết cuối của thiết bị đầu cuối là 600 W, phải thoả mãn các giá trị trong Bảng 2 và Hình 2.
* Điện trở cách điện so với đất
Thiết bị đầu cuối phải có điện trở một chiều so với đất ở trạng thái tĩnh cao để tránh khả năng làm sai chức năng của thiết bị điều khiển cuộc gọi mạng.
Điện trở một chiều giữa mỗi đường dây tại giao diện kết nối của thiết bị đầu cuối so với đất trong trạng thái chờ khi điện áp tín hiệu thử là 100 VDC, không được nhỏ hơn 10 MW.
Kiểm tra: xem A.4.4.4.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.