Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 63:2020/BTTTT về Thiết bị thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 như thế nào?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 63:2020/BTTTT về Thiết bị thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 như thế nào? Câu hỏi của bạn G.Q ở Hà Nội

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 63:2020/BTTTT về thiết bị thu truyền hình số mặt đất DVB-T2?

QCVN 63:2020/BTTTT do Cục Viễn thông biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư 17/2020/TT-BTTTT ngày 20 tháng 8 năm 2020.

Theo đó, quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, nhập khẩu thiết bị thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 tại Việt Nam.

Thiết bị thu phải có ít nhất một cơ chế để nâng cấp phần mềm hệ thống.

Thiết bị thu phải có cơ chế phát hiện phần mềm hệ thống được tải về bị lỗi trước khi phần mềm này được sử dụng để thay thế phần mềm làm việc hiện tại. Nếu phần mềm hệ thống nhận được bị lỗi, thiết bị thu phải giữ nguyên phiên bản phần mềm hệ thống hiện tại để hoạt động bình thường. Trong trường hợp tải về mất quá nhiều thời gian do đường truyền kém, thiết bị thu phải hỗ trợ người sử dụng hủy bỏ việc tải xuống và tiếp tục sử dụng phiên bản phần mềm hiện tại.

Đối với mỗi phiên bản mới của phần mềm hệ thống, các nhà sản xuất phải cung cấp phần hướng dẫn cách tải về phần mềm mới. Nhà sản xuất chịu trách nhiệm cung cấp và phân phối các phiên bản mới của phần mềm hệ thống.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 63:2020/BTTTT về Thiết bị thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 như thế nào?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 63:2020/BTTTT về Thiết bị thu truyền hình số mặt đất DVB-T2 như thế nào?

Xử lý các bảng báo hiệu PSI/SI theo QCVN 63:2020/BTTTT ra sao?

Tại QCVN 63:2020/BTTTT có nội dung hướng dẫn về việc xử lý các bảng báo hiệu PSI/SI như sau:

Thiết bị thu phải có phần mềm hệ thống để phân tích và xử lý các thông tin dịch vụ đang hoạt động đồng thời kiểm soát các phần cứng/ phần mềm theo các chuẩn EN 300 468 và ETSI TR 101 211.

Thiết bị thu phải có khả năng xử lý các bảng sau: NIT, PAT, PMT, SDT, EIT, TDT. Các bảng thông tin trên được mô tả trong quy chuẩn đối với phần tín hiệu phát của DVB-T2.

Thiết bị có khả năng giám sát, cập nhật đúng và đủ trạng thái kênh hoặc dịch vụ mà không cần có sự tác động của người sử dụng trong các trường hợp sau:

- Trường hợp không có sự thay đổi trạng thái kênh hoặc dịch vụ: Thiết bị thu phải giữ nguyên trạng thái kênh hoặc dịch vụ.

- Trường hợp có sự thay đổi tên kênh: Trong khoảng thời gian 40 s kể từ khi thay đổi tên kênh, thiết bị thu phải tự cập nhật đúng tên mới của kênh.

- Trường hợp xóa 1 kênh chương trình: Trong khoảng thời gian 40 s kể từ khi xóa 1 kênh, thiết bị thu phải xóa kênh đó khỏi danh sách kênh.

- Trường hợp xóa 1 kênh chương trình đồng thời thay đổi vị trí 1 kênh: Trong khoảng thời gian 40 s kể từ khi xóa 1 kênh và thay đổi vị trí 1 kênh, thiết bị thu phải xóa được kênh bị xóa đồng thời cập nhật đúng vị trí mới của kênh đã được thay đổi vị trí trong danh sách kênh.

- Trường hợp kênh chỉ có 1 kênh âm thanh: Thiết bị thu phải thu được đúng 1 kênh âm thanh và giải mã đúng tên nhãn của kênh âm thanh đó.

- Trường hợp chèn thêm 1 kênh âm thanh mới vào 1 kênh chương trình: Trong khoảng thời gian 40 s kể từ khi chèn thêm 1 kênh âm thanh vào 1 kênh chương trình, thiết bị thu phải thu được thêm 1 kênh âm thanh mới và giải mã đúng tên nhãn của kênh âm thanh đó.

Xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật như thế nào?

Căn cứ vào Điều 32 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006 quy định như sau:

Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật
1. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được quy định như sau:
a) Căn cứ kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật đã được phê duyệt, cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định tại Điều 27 của Luật này tổ chức việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với sự tham gia của đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp, các tổ chức khác có liên quan, người tiêu dùng và các chuyên gia;
b) Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để góp ý về dự thảo. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày; trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khoẻ, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn theo quyết định của cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, lập hồ sơ dự thảo sau khi đã thống nhất ý kiến với bộ, ngành có liên quan về nội dung và chuyển cho Bộ Khoa học và Công nghệ để tổ chức thẩm định;
d) Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức thẩm định dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định tại Điều 33 của Luật này. Thời hạn thẩm định không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
đ) Cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoàn chỉnh dự thảo và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có ý kiến nhất trí của cơ quan thẩm định. Trường hợp không nhất trí với ý kiến thẩm định, cơ quan ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương được quy định như sau:
a) Căn cứ kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật đã được phê duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương;
b) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lấy ý kiến rộng rãi, công khai của tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương; tổ chức hội nghị chuyên đề với sự tham gia của các bên có liên quan để góp ý về dự thảo. Thời gian lấy ý kiến về dự thảo ít nhất là sáu mươi ngày; trong trường hợp cấp thiết liên quan đến sức khoẻ, an toàn, môi trường thì thời gian lấy ý kiến có thể ngắn hơn theo quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu tiếp thu ý kiến của tổ chức, cá nhân để hoàn chỉnh dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương, lập hồ sơ dự thảo và gửi cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 của Luật này để lấy ý kiến;
d) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều 27 của Luật này.
3. Chính phủ quy định cụ thể hồ sơ dự thảo quy chuẩn kỹ thuật.

Như vậy, việc xây dựng, thẩm định, ban hành quy chuẩn kỹ thuật được thực hiện theo quy định nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
7,157 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào