Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2018/BKHCN đối với thiết bị X quang tăng sáng truyền hình dùng trong y tế như thế nào?
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2018/BKHCN đối với thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình dùng trong y tế như thế nào?
- Yêu cầu chấp nhận đối với các đặc trưng làm việc của thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình dùng trong y tế như thế nào?
- Quy định về quản lý thiết bị X quang tăng sáng truyền hình dùng trong y tế như thế nào?
- Cá nhân tổ chức thực hiện hoạt động kiểm định thiết bị X quang tăng sáng truyền hình có trách nhiệm như thế nào?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2018/BKHCN đối với thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình dùng trong y tế như thế nào?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2018/BKHCN do Cục An toàn bức xạ và hạt nhân xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BKHCN ngày 15/11/2018.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2018/BKHCN quy định các yêu cầu về kỹ thuật, quản lý đối với hoạt động kiểm định và quy trình kiểm định thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình dùng trong y tế (sau đây gọi tắt là thiết bị X-quang).
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2018/BKHCN áp dụng đối với:
- Tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị X-quang (sau đây gọi tắt là cơ sở);
- Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm định thiết bị X-quang;
- Cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2018/BKHCN đối với thiết bị X quang tăng sáng truyền hình dùng trong y tế như thế nào? (Hình từ internet)
Yêu cầu chấp nhận đối với các đặc trưng làm việc của thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình dùng trong y tế như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2018/BKHCN, quy định về yêu cầu chấp nhận đối với các đặc trưng làm việc của thiết bị X quang tăng sáng truyền hình dùng trong y tế như sau:
- Yêu cầu chấp nhận đối với thiết bị X quang:
- Giá trị HVL tối thiểu tại các giá trị điện áp đỉnh khác nhau:
Điện áp đỉnh (kV) | HVL tối thiểu (mmAl) |
nhỏ hơn 50 | Áp dụng ngoại suy tuyến tính |
50 | 1,5 |
60 | 1,8 |
70 | 2,1 |
80 | 2,3 |
90 | 2,5 |
100 | 2,7 |
110 | 3,0 |
120 | 3,2 |
130 | 3,5 |
140 | 3,8 |
150 | 4,1 |
lớn hơn 150 | Áp dụng ngoại suy tuyến tính |
- Vị trí đo suất liều lối ra:
Loại thiết bị X quang | Vị trí đo |
Thiết bị cố định có bóng phát phía dưới bàn bệnh nhân | Trên mặt bàn bệnh nhân |
Thiết bị cố định có bóng phát phía trên bàn bệnh nhân | Phía trên cách bàn bệnh nhân 300 mm |
Thiết bị X quang dạng C-arm hoặc U- arm | Cách bộ ghi nhận hình ảnh 300 mm, đồng thời khoảng cách đến tiêu điểm bóng phát lớn hơn hoặc bằng 400 mm |
Thiết bị X quang hình dạng C-arm sử dụng đặc biệt với SID ≤ 450 mm | Tại vị trí mà khoảng cách từ tiêu điểm đến da bệnh nhân là nhỏ nhất trong thực tế sử dụng |
Loại khác | Cách tiêu điểm bóng phát 400 mm |
Quy định về quản lý thiết bị X quang tăng sáng truyền hình dùng trong y tế như thế nào?
Căn cứ tại Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2018/BKHCN, quy định về quản lý thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình dùng trong y tế như sau:
- Không được sử dụng thiết bị X quang trong chẩn đoán y tế nếu thiết bị chưa được cấp Giấy chứng nhận kiểm định hoặc Giấy chứng nhận kiểm định hết hiệu lực.
- Thiết bị X quang phải được kiểm định và được cấp giấy chứng nhận kiểm định trước khi đưa vào sử dụng lần đầu, định kỳ 1 năm một lần hoặc sau khi sửa chữa, thay thế cơ cấu, bộ phận có khả năng ảnh hưởng đến tính năng an toàn và độ chính xác của thiết bị.
Quy định đối với hoạt động kiểm định:
- Việc kiểm định thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình phải được thực hiện bởi tổ chức được Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp đăng ký hoạt động hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử về kiểm định thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình.
- Cá nhân thực hiện kiểm định phải có chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử về kiểm định thiết bị X-quang tăng sáng truyền hình do Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cấp.
- Hoạt động kiểm định phải tuân thủ theo quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này.
- Thiết bị đo, dụng cụ kiểm tra sử dụng trong kiểm định phải phù hợp với đối tượng kiểm định và được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về năng lượng nguyên tử và đo lường.
Cá nhân tổ chức thực hiện hoạt động kiểm định thiết bị X quang tăng sáng truyền hình có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2018/BKHCN quy định cá nhân tổ chức thực hiện hoạt động kiểm định thiết bị X quang tăng sáng truyền hình có trách nhiệm như sau:
- Bảo đảm năng lực và yêu cầu quản lý nêu tại Mục 3.2 của Quy chuẩn kỹ thuật này.
- Xây dựng quy trình kiểm định theo hướng dẫn tại Quy chuẩn kỹ thuật này phù hợp với thiết bị đo, dụng cụ kiểm tra được sử dụng để kiểm định; thực hiện việc kiểm định theo đúng quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này; chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định và lưu giữ bản gốc Biên bản kiểm định, Báo cáo đánh giá kiểm định và Giấy chứng nhận kiểm định.
- Trường hợp thiết bị X-quang được kiểm định đạt toàn bộ yêu cầu kỹ thuật, tổ chức thực hiện kiểm định phải cấp cho cơ sở bản gốc giấy chứng nhận kiểm định, Báo cáo đánh giá kiểm định và dán tem kiểm định lên thiết bị X- quang trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông qua Biên bản kiểm định tại cơ sở.
- Trường hợp thiết bị X-quang được kiểm định không đạt một trong các yêu cầu kỹ thuật thì trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông qua Biên bản kiểm định, tổ chức thực hiện kiểm định phải cấp cho cơ sở bản gốc Báo cáo đánh giá kiểm định và đồng thời thông báo bằng văn bản về Sở Khoa học và Công nghệ nơi thiết bị X-quang được cấp giấy phép sử dụng kèm theo bản sao Báo cáo đánh giá kiểm định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.