Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 132:2022/BTTTT về an toàn điện cho thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin thế nào?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 132:2022/BTTTT về an toàn điện cho thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin thế nào? Thắc mắc của anh H.K ở Gia Lai.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 132:2022/BTTTT về an toàn điện cho thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin thế nào?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 132:2022/BTTTT quy định các yêu cầu an toàn điện áp dụng cho bản thân các thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 132:2022/BTTTT không quy định các yêu cầu an toàn điện của các giao diện được thiết kế và dự định để kết nối tới mạng viễn thông và công nghệ thông tin.

Mã số HS của các thiết bị thuộc phạm vi của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 132:2022/BTTTT quy định tại Phụ lục T.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 132:2022/BTTTT áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh các thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này trên lãnh thổ Việt Nam.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 132:2022/BTTTT về an toàn điện cho thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin thế nào? (Hình từ internet)

Xác định điện áp làm việc phải áp dụng yêu cầu gì?

Căn cứ tại Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 132:2022/BTTTT, để xác định điện áp làm việc áp dụng tất cả các yêu cầu như sau:

- Các bộ phận dẫn điện chạm tới được không tiếp đất phải được giả thiết là tiếp đất;

- Nếu cuộn dây biến áp hoặc phần khác không nối vào mạch thiết lập điện thế của nó so với đất, phải được coi là tiếp đất ở điểm mà nhờ đó đạt được điện áp làm việc cao nhất;

- Ngoại trừ quy định trong tiết 2.2.4.1.6 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 132:2022/BTTTT đối với cách điện giữa hai cuộn dây của máy biến áp, điện áp cao nhất giữa hai điểm bất kỳ trong hai cuộn dây là điện áp làm việc, có tính đến điện áp mà các cuộn dây đầu vào sẽ được nối vào;

- Ngoại trừ quy định trong tiết 2.2.4.1.6 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 132:2022/BTTTT đối với cách điện giữa cuộn dây máy biến áp và bộ phận khác, điện áp cao nhất giữa điểm bất kỳ trên cuộn dây và bộ phận đó là điện áp làm việc;

- Trong trường hợp sử dụng cách điện kép, điện áp làm việc đặt lên cách điện chính được xác định bằng cách hình dung ra một sự ngắn mạch trên cách điện phụ và ngược lại. Đối với cách điện kép giữa các cuộn dây của máy biến áp, ngắn mạch phải được giả định là xảy ra tại điểm mà nhờ đó tạo ra điện áp làm việc cao nhất trong cách điện kia;

- Khi điện áp làm việc được xác định bằng phép đo thì điện áp đầu vào cung cấp cho thiết bị phải là điện áp danh định hoặc điện áp nằm trong dải điện áp danh định tạo ra giá trị đo cao nhất;

- Điện áp làm việc giữa bất kỳ điểm nào trong mạch do điện lưới cung cấp và:

+ Bất kỳ bộ phận nào được nối đất;

+ Bất kỳ điểm nào trong mạch được cách ly với điện lưới;

Sẽ được giả định là lớn hơn những điện áp sau:

+ Điện áp danh định hoặc điện áp trên của dải điện áp danh định; và

+ Điện áp đo được;

- Khi xác định điện áp làm việc cho mạch ngoài ES1 hoặc ES2, phải tính đến điện áp làm việc thông thường. Nếu không xác định được điện áp làm việc, thì điện áp làm việc phải được coi là giới hạn trên của ES1 hoặc ES2 (nếu có). Các tín hiệu thời gian tồn tại ngắn (như chuông điện thoại) sẽ không được tính đến để xác định điện áp làm việc;

- Đối với mạch tạo xung khởi động (ví dụ, đèn phóng điện, xem 5.4.1.7), điện áp làm việc là giá trị đỉnh của các xung với bóng đèn được nối nhưng trước khi đèn đánh lửa. Tần số của điện áp làm việc để xác định khe hở nhỏ nhất phải nhỏ hơn 30 kHz. Điện áp làm việc để xác định khoảng giãn cách rò nhỏ nhất là điện áp đo được sau khi bóng đèn đánh lửa.

Nguồn năng lượng đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin được phân loại như thế nào?

Căn cứ tại tiết 2.1.2 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 132:2022/BTTTT quy định nguồn năng lượng đối với thiết bị đầu cuối viễn thông và công nghệ thông tin được phân loại như sau:

- Nguồn năng lượng loại 1:

Trừ khi có quy định khác, nguồn năng lượng loại 1 là nguồn năng lượng có mức không vượt quá giới hạn loại 1 trong:

- Các điều kiện hoạt động bình thường; và

- Các điều kiện hoạt động bất thường không dẫn đến một tình trạng lỗi đơn; và

- Các điều kiện lỗi đơn không dẫn đến việc vượt quá giới hạn loại 2.

Dòng điện trong dây dẫn bảo vệ là nguồn năng lượng điện loại 1.

Nguồn năng lượng loại 2:

Trừ khi có quy định khác, nguồn cấp 2 là nguồn năng lượng có mức vượt quá giới hạn loại 1 và không vượt quá giới hạn loại 2 trong điều kiện hoạt động bình thường, điều kiện hoạt động bất thường hoặc các điều kiện lỗi đơn.

Nguồn năng lượng loại 3:

Nguồn năng lượng loại 3 là nguồn năng lượng có mức vượt quá giới hạn loại 2 trong điều kiện hoạt động bình thường, điều kiện hoạt động bất thường, hoặc điều kiện lỗi đơn, hoặc bất kỳ nguồn năng lượng nào được khai báo là nguồn năng lượng loại 3, như đã nêu trong 2.1.2.2.1.

Phân loại nguồn năng lượng theo công bố:

Nhà sản xuất có thể công bố:

- Nguồn năng lượng loại 1 là nguồn năng lượng loại 2 hoặc nguồn năng lượng loại 3;

- Nguồn năng lượng loại 2 là nguồn năng lượng loại 3.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
10,984 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào