Quy chế phối hợp giữa Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và BHXH Việt Nam trong việc thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN giai đoạn 2023-2028?
- Đã có quy chế phối hợp giữa Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và BHXH Việt Nam trong việc thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN giai đoạn 2023-2028?
- Việc phối hợp trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động được thực hiện như thế nào?
- Trách nhiệm của BHXH Việt Nam trong việc phối hợp với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trong công tác thanh tra chuyên ngành đóng BHXH là gì?
Đã có quy chế phối hợp giữa Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và BHXH Việt Nam trong việc thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN giai đoạn 2023-2028?
Ngày 31/07/2023, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và BHXH Việt Nam ban hành Quy chế phối hợp giữa Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và BHXH Việt Nam trong việc thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN giai đoạn 2023-2028 (Quy chế 2339/QCPH-TLĐ-BHXH năm 2023).
Theo đó, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng quy chế được quy định như sau:
Quy chế 2339/QCPH-TLĐ-BHXH năm 2023 quy định nguyên tắc, nội dung phối hợp trong việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) và các chính sách an sinh xã hội có liên quan đến người lao động, đoàn viên công đoàn.
Quy chế 2339/QCPH-TLĐ-BHXH năm 2023 áp dụng với Tổng liên đoàn lao động (sau đây gọi là Tổng Liên đoàn) và các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (LĐLĐ tỉnh), Liên đoàn Lao động quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (LĐLĐ huyện), Công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế (Công đoàn KCN); BHXH Việt Nam và các đơn vị thuộc BHXH Việt Nam, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH tỉnh), BHXH quận, huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH huyện).
Nguyên tắc phối hợp giữa Tổng liên đoàn lao động và Bảo hiểm xã hội dựa trên 03 nguyên tắc sau:
- Thực hiện và tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bên (theo thẩm quyền).
- Bảo đảm các hoạt động phối hợp được thực hiện kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Tổng Liên đoàn và chỉ đạo tổ chức thực hiện của lãnh đạo BHXH Việt Nam.
- Thường xuyên cung cấp, trao đổi thông tin về công tác xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT và phương án giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT.
Đã có quy chế phối hợp giữa Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và BHXH Việt Nam trong việc thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN giai đoạn 2023-2028? (Hình từ Internet)
Việc phối hợp trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 5 Quy chế 2339/QCPH-TLĐ-BHXH năm 2023 về việc phối hợp trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động được thực hiện như sau:
- BHXH Việt Nam có trách nhiệm quản lý, chỉ đạo BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT; tổ chức thu, chi chế độ BHTN; quản lý và sử dụng các quỹ: BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.
- Tổng Liên đoàn có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, Công đoàn ngành Trung ương, LĐLĐ tỉnh thường xuyên theo dõi sát sao việc thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm, việc giải quyết các chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; đặc biệt là các doanh nghiệp có nguy cơ giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn; chỉ đạo LĐLĐ tỉnh đại diện người lao động tại các đơn vị không còn người sử dụng lao động (đơn vị phá sản, chủ bỏ trốn...) lập hồ sơ đề nghị hưởng các chế độ ốm đau, thai sản gửi cơ quan BHXH giải quyết; chỉ đạo các công đoàn cơ sở quan tâm, tổng hợp các kiến nghị, phản ánh của người lao động về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT, Luật Việc làm để kịp thời kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung.
- BHXH Việt Nam và Tổng Liên đoàn có trách nhiệm phối hợp trong việc nghiên cứu phương thức tổ chức thực hiện, không ngừng đổi mới, cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận tiện trong thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT tạo thuận lợi cho người lao động.
Trách nhiệm của BHXH Việt Nam trong việc phối hợp với Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trong công tác thanh tra chuyên ngành đóng BHXH là gì?
Tại Điều 7 Quy chế 2339/QCPH-TLĐ-BHXH năm 2023 quy định về việc phối hợp trong công tác thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT:
- BHXH Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho Tổng Liên đoàn về kế hoạch và kết quả tổ chức thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của pháp luật.
- Tổng Liên đoàn có trách nhiệm chỉ đạo các cấp công đoàn phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT của đơn vị được thanh tra cho Đoàn thanh tra chuyên ngành của BHXH Việt Nam theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ tính chất và yêu cầu của vụ việc, Tổng Liên đoàn cử cán bộ tham gia Đoàn thanh tra chuyên ngành theo đề nghị của BHXH Việt Nam
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.