Quản lý an toàn, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ thuộc phạm vi của hợp đồng EPC như thế nào?

Cho tôi hỏi: Quản lý an toàn, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ thuộc phạm vi của hợp đồng EPC như thế nào? Câu hỏi của anh Thành đến từ Bình Định.

Quản lý an toàn, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ thuộc phạm vi của hợp đồng EPC như thế nào?

Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 30/2016/TT-BXD quy định như sau:

Khi thực hiện các công việc của hợp đồng EPC, ngoài quy định tại Điều 48 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP các bên còn phải tuân thủ các quy định sau:

- Bên giao thầu phải kiểm tra giám sát nhà thầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động, thực hiện việc bảo vệ môi trường xung quanh, phòng chống cháy nổ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng EPC đã ký kết và quy định của pháp luật có liên quan.

- Quản lý an toàn lao động:

+ Tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước về an toàn lao động.

+ Bên nhận thầu phải có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn cho người lao động của mình; Bên nhận thầu có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn cho người lao động và những trang thiết bị cứu hộ cần thiết.

+ Bên nhận thầu phải thường xuyên kiểm tra, có phương pháp kiểm định, thí nghiệm và sửa chữa, kiểm soát các thiết bị bảo vệ, dàn giáo, sàn công tác, kích nâng và thiết bị đi lại, nâng hạ, chiếu sáng và bảo vệ, tiêu chuẩn thay thế các thiết bị này.

+ Đảm bảo có hàng rào, chiếu sáng, bảo vệ và trông nom công trình cho tới khi hoàn thành và bàn giao.

- Quản lý môi trường:

+ Bên nhận thầu phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh.

+ Các bên có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp bên nhận thầu không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì bên giao thầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền tạm ngừng thi công xây dựng và yêu cầu bên nhận thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường.

+ Cá nhân, tổ chức để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

- Quản lý phòng chống cháy nổ:

+ Các bên tham gia hợp đồng EPC phải tuân thủ các quy định của nhà nước về phòng chống cháy nổ.

+ Lắp đặt và duy trì hệ thống phòng cháy, chữa cháy để có thể kiểm soát, cảnh báo hoặc dự đoán một cách hợp lý, tránh không để xảy ra các thiệt hại về người và tài sản do cháy.

Quản lý an toàn, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ thuộc phạm vi của hợp đồng EPC như thế nào?

Quản lý an toàn, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ thuộc phạm vi của hợp đồng EPC như thế nào? (Hình từ Internet)

Quản lý hợp đồng tổng thầu EPC như thế nào?

Căn cứ tại Điều 17 Thông tư 30/2016/TT-BXD quy định như sau:

- Hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng.

- Nội dung quản lý thực hiện hợp đồng tổng thầu EPC như quy định từ Điều 5 Thông tư 30/2016/TT-BXD đến Điều 12 Thông tư 30/2016/TT-BXD với phạm vi toàn bộ dự án.

- Quyền và nghĩa vụ của tổng thầu EPC: theo quy định tại Điều 15 Thông tư này với phạm vi toàn bộ dự án và các nghĩa vụ sau:

+ Quản lý phạm vi thực hiện các công việc theo mục tiêu của dự án và theo danh mục công việc trong hợp đồng đã ký kết; kiểm tra tính đúng đắn, sự đầy đủ và phù hợp của các tài liệu khảo sát, thiết kế, tài liệu kỹ thuật được áp dụng.

+ Kiểm soát tiến độ thực hiện các công việc phù hợp với tiến độ chung của dự án và hợp đồng tổng thầu EPC đã ký kết.

+ Kiểm soát toàn bộ các phương tiện và biện pháp thi công trong phạm vi công trường của toàn bộ dự án.

+ Bổ sung hoặc thay thế các nhà thầu phụ để đảm bảo chất lượng, giá cả và tiến độ thực hiện các công việc của hợp đồng sau khi được chủ đầu tư chấp thuận.

+ Quản lý chi phí thực hiện các công việc theo hợp đồng; kiểm soát, thanh toán và điều chỉnh giá hợp đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.

+ Tổng thầu EPC có trách nhiệm tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động trong phạm vi trong và ngoài công trường nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng tổng thầu EPC một cách an toàn, hiệu quả; Điều phối các nhà thầu phụ về việc sử dụng hợp lý các công trình phụ trợ, các công trình phục vụ thi công để tránh lãng phí; sử dụng, bảo vệ mặt bằng và giữ gìn an ninh trật tự công trường.

+ Chủ động phối hợp với chủ đầu tư trong việc tổ chức đào tạo cán bộ quản lý và công nhân vận hành sử dụng công trình theo hợp đồng đã ký.

- Chi phí tổng thầu EPC được tính trong giá hợp đồng tổng thầu EPC.

Nghĩa vụ của bên nhận thầu trong quản lý thực hiện hợp đồng EPC là gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 30/2016/TT-BXD quy định nghĩa vụ của bên nhận thầu trong quản lý thực hiện hợp đồng EPC như sau:

- Cung cấp đủ nhân lực, vật liệu, máy móc, thiết bị và các phương tiện cần thiết khác để thực hiện các công việc theo hợp đồng.

- Tiếp nhận, quản lý, bảo quản, bàn giao lại các tài liệu, phương tiện do bên giao thầu cung cấp theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng EPC đã ký.

- Thông báo cho bên giao thầu về những thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện làm việc không đảm bảo ảnh hưởng đến việc thực hiện công việc theo hợp đồng EPC đã ký.

- Giữ bí mật các thông tin liên quan đến hợp đồng theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện công việc theo hợp đồng đảm bảo an toàn, chất lượng, đúng tiến độ và các thỏa thuận khác trong hợp đồng EPC đã ký.

- Lập thiết kế xây dựng của các hạng mục công trình, công trình chính phù hợp với thiết kế cơ sở hoặc thiết kế FEED được duyệt và trình cơ quan có thẩm quyền, chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 30/2016/TT-BXD và quy định của pháp luật về xây dựng.

- Tổ chức việc mua sắm, chế tạo và cung cấp thiết bị công nghệ đáp ứng yêu cầu và tiến độ thực hiện của hợp đồng; lựa chọn nhà thầu phụ trình bên giao thầu chấp thuận theo đúng hợp đồng EPC đã ký; thỏa thuận và thống nhất với bên giao thầu về nội dung hồ sơ mời thầu mua sắm các thiết bị công nghệ theo đúng hợp đồng EPC đã ký.

- Tổ chức đào tạo cán bộ quản lý và công nhân vận hành sử dụng công trình, chuyển giao công nghệ và dịch vụ kỹ thuật kèm theo theo đúng hợp đồng EPC đã ký.

- Thực hiện các công việc thử nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành chạy thử đồng bộ công trình và bàn giao công trình hoàn thành cho bên giao thầu theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng và theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Đảm bảo các sản phẩm do mình cung cấp không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật.

- Bàn giao các hồ sơ, tài liệu liên quan đến sản phẩm của hợp đồng cho bên giao thầu theo nội dung hợp đồng EPC đã ký.

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,147 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào