QCVN QTĐ 8:2010/BCT về kỹ thuật điện để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng Hệ thống trang thiết bị điện?

QCVN QTĐ 8:2010/BCT về kỹ thuật điện để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng Hệ thống trang thiết bị điện có nội dung ra sao? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội.

QCVN QTĐ 8:2010/BCT về kỹ thuật điện để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng Hệ thống trang thiết bị điện?

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN QTĐ 8:2010/BCT về kỹ thuật điện do Bộ Công thương ban hành kèm theo Thông tư 04/2011/TT-BCT.

Theo đó, để bảo đảm an toàn kỹ thuật điện trong quá trình sử dụng Hệ thống trang thiết bị điện thì cần tuân thủ các yêu cầu, tiêu chuẩn sau:

- Yêu cầu chung

Các yêu cầu trong quy chuẩn này nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn cho người, động vật nuôi, tài sản, chống các mối nguy hiểm và hư hỏng có thể phát sinh ra trong khi sử dụng Hệ thống trang thiết bị điện.

- Bảo vệ chống điện giật

+ Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp: Phải bảo vệ người chống các mối nguy hiểm có thể xảy ra khi tiếp xúc với các phần mang điện của Hệ thống trang thiết bị điện;

+ Bảo vệ chống tiếp xúc gián tiếp: Phải bảo vệ người chống các mối nguy hiểm có thể xảy ra khi tiếp xúc với các vỏ thiết bị khi đang có hư hỏng cách điện.

- Bảo vệ chống các tác động về nhiệt

Hệ thống trang thiết bị điện phải được bố trí sao cho loại trừ được mọi nguy cơ gây ra bốc cháy các loại vật liệu có thể cháy được do nhiệt tăng lên quá cao hoặc do tia lửa điện. Ngoài ra, trong khi Hệ thống trang thiết bị điện làm việc bình thường không được gây ra cháy bỏng cho cơ thể người.

- Bảo vệ chống quá dòng điện

Người và tài sản phải được bảo vệ chống các nguy hiểm hoặc hư hỏng do nhiệt độ tăng quá cao hoặc do các lực cơ học sinh ra khi quá dòng điện.

- Bảo vệ chống các dòng điện sự cố

Các dây dẫn, ngoài các dây mang điện và các bộ phận khác dùng để dẫn dòng điện sự cố phải có đủ khả năng dẫn dòng điện đó mà không đạt đến những nhiệt độ quá cao.

- Bảo vệ chống quá điện áp

Người và tài sản phải được bảo vệ chống các hậu quả tai hại do hư hỏng cách điện giữa các bộ phận mang điện của các mạch có điện áp khác nhau.

Người và tài sản phải được bảo vệ chống các hậu quả tai hại do quá điện áp do các nguyên nhân khác (các quá điện áp khí quyển, các quá điện áp thao tác).

QCVN QTĐ 8:2010/BCT về kỹ thuật điện để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng Hệ thống trang thiết bị điện?

QCVN QTĐ 8:2010/BCT về kỹ thuật điện để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng Hệ thống trang thiết bị điện?

Yêu cầu về nguồn cấp điện theo QCVN QTĐ 8:2010/BCT về kỹ thuật điện ra sao?

Căn cứ vào QCVN QTĐ 8:2010/BCT quy định yêu cầu về nguồn cấp điện như sau:

- Yêu cầu chung

Đối với các nguồn cấp điện (nguồn chính, nguồn dự phòng, nguồn sự cố), dù là nguồn bên ngoài hoặc là nguồn nội bộ của hệ thống trang thiết bị điện đều phải xác định các đặc tính sau:

+ Tần số;

+ Điện áp định mức;

+ Trị số dòng điện ngắn mạch tính toán tại đầu vào của hệ thống;

+ Khả năng thoả mãn các yêu cầu của hệ thống, kể cả yêu cầu về cung cấp công suất.

- Nguồn cấp điện dự phòng và nguồn cấp điện sự cố

Hệ thống trang thiết bị điện phải có nguồn cấp điện sự cố nếu khi bị mất nguồn cấp điện chính để cung cấp điện cho các công tác an toàn phòng cháy chữa cháy và thoát hiểm khi xảy ra sự cố theo quy định hiện hành.

Các nguồn cấp điện sự cố phải được xác định các đặc tính để đáp ứng về công suất, về độ tin cậy, về độ sẵn sàng và thời gian vận hành theo yêu cầu.

- Khả năng duy tu bảo dưỡng

Nguồn cấp điện khi lắp đặt phải tính đến khả năng duy tu bảo dưỡng hệ thống trang thiết bị điện trong suốt thời gian vận hành.

Khi bảo dưỡng nguồn cấp điện vận hành bởi đơn vị khác, phải tham khảo ý kiến của đơn vị đó.

Chu kỳ và khối lượng hạng mục duy tu bảo dưỡng phải đựơc quy định đảm bảo:

+ Dễ dàng kiểm tra định kỳ, thử nghiệm, bảo dưỡng và sửa chữa phải và được tiến hành thường xuyên;

+ Đảm bảo hiệu quả của các thiết bị bảo vệ an toàn;

+ Bảo đảm độ tin cậy của các thiết bị trong suốt tuổi thọ trang thiết bị.

Nguyên tắc xác định sơ đồ phân phối điện là gì?

Theo QCVN QTĐ 8:2010/BCT thì việc xác định sơ đồ phân phối điện được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

Sơ đồ phân phối điện phải được thiết kế, thi công lắp đặt phù hợp với yêu cầu phụ tải điện.

- Sơ đồ phân phối điện được xác định theo

+ Các yêu cầu cung cấp điện của các hộ phụ tải;

+ Loại sơ đồ các dây dẫn mạng điện;

+ Loại sơ đồ nối đất.

- Loại sơ đồ các dây dẫn mang điện

Trong quy chuẩn này, có xét đến các loại hệ thống các dây dẫn các dây dẫn mang điện cấp cho Hệ thống trang thiết bị điện như sau:

+ Hệ thống một pha, 2 dây;

+ Hệ thống một pha, 3 dây;

+ Hệ thống ba pha, 3 dây;

+ Hệ thống ba pha, 4 dây;

+ Hệ thống ba pha, 5 dây.

- Loại sơ đồ nối đất của hệ thống phân phối điện còn phải phù hợp với tình trạng nối đất của nguồn:

+ Nguồn điện có trung tính nối đất;

+ Nguồn điện cách ly hoàn toàn đối với đất.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
4,892 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào