QCVN 01-09:2009/BNNPTNT về cơ sở chế biến rau quả? Quy định chung đối với cơ sở chế biến rau quả ra sao?

Cho tôi hỏi bên mình có QCVN 01-09:2009/BNNPTNT về cơ sở chế biến rau quả? Quy định chung đối với cơ sở chế biến rau quả ra sao? - Câu hỏi của anh B.H (Quảng Ninh)

Phạm vi điều chỉnh của QCVN 01-09:2009/BNNPTNT về cơ sở chế biến rau quả ra sao?

Quy chuẩn QCVN 01-09:2009/BNNPTNT do Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và môi trường trình duyệt và được ban hành theo Thông tư 75/2009/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo đó, Quy chuẩn này quy định các điều kiện cơ bản để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cho các cơ sở chế biến rau quả được sử dụng làm thực phẩm.

Quy chuẩn QCVN 01-09:2009/BNNPTNT áp dụng đối với các cơ sở chế biến rau quả, các tổ chức cá nhân có liên quan trong quá trình chế biến rau quả làm thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam.

QCVN 01-09:2009/BNNPTNT về cơ sở chế biến rau quả? Quy định chung đối với cơ sở chế biến rau quả ra sao?

QCVN 01-09:2009/BNNPTNT về cơ sở chế biến rau quả? Quy định chung đối với cơ sở chế biến rau quả ra sao?

Quy định kỹ thuật chung đối với cơ sở chế biến rau quả ra sao?

Quy định chung đối với cơ sở chế biến rau quả được xác định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn QCVN 01-09:2009/BNNPTNT.

Cụ thể:

QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Quy định chung đối với cơ sở chế biến rau quả
2.1.1. Địa điểm xây dựng và môi trường xung quanh
2.1.1.1. Cơ sở phải được bố trí ở vị trí phù hợp, thuận tiện về giao thông, có đủ nguồn nước sạch, nguồn cung cấp điện, có hệ thống thoát nước tốt.
2.1.1.2. Cơ sở phải bố trí cách xa:
- Khu vực có môi trường ô nhiễm như khu vực chứa chất thải, hóa chất độc hại, chuồng trại chăn nuôi, nghĩa trang,....
- Khu vực dễ bị ứ nước, ngập lụt.
2.1.1.3. Môi trường xung quanh: Khu vực xung quanh nhà xưởng, đường, lối đi và các khu vực khác trong cơ sở chế biến phải có độ nghiêng thoát nước cần thiết và được lát bằng vật liệu cứng, bền hoặc phủ cỏ, trồng cây.
2.1. 2. Yêu cầu thiết kế, bố trí nhà xưởng
2.1.2.1. Có tường bao ngăn cách với bên ngoài.
2.1.2.2. Được xây dựng vững chắc bằng các vật liệu không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tránh được sự xâm nhập của sinh vật gây hại và các chất gây nhiễm bẩn.
2.1.2.3. Diện tích nhà xưởng phải phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở, đảm bảo các hoạt động chế biến đạt yêu cầu công nghệ và dễ áp dụng các biện pháp vệ sinh công nghiệp.
2.1.2.4. Khu vực chế biến phải được thiết kế và bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng để tránh lây nhiễm chéo.
2.1.2.5. Có sự cách biệt giữa khu sản xuất và không sản xuất, giữa các khu tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, chế biến, bao gói, kho hàng, khu thay trang phục, khu nhà ăn, khu vệ sinh để tránh lây nhiễm chéo.
2.1.2.6. Thiết kế bể nước sát trùng ủng tại cửa ra vào xưởng chế biến sao cho bắt buộc người ra vào phải lội qua.
2.1.3. Kết cấu nhà xưởng
2.1.3.1. Trần nhà: phải đảm bảo kín, sáng màu, làm bằng các vật liệu không thấm nước, không rạn nứt, tránh mốc, đọng nước và các chất bẩn.
2.1.3.2. Sàn nhà: có bề mặt cứng, bền vững, làm bằng các vật liệu không ngấm nước, không trơn, không bị hoá chất làm thôi nhiễm, không gây độc đối với thực phẩm, dễ làm vệ sinh và thoát nước tốt.
2.1.3.3. Tường và góc nhà: tường phải phẳng, sáng màu, các góc nhà phải làm tròn, không ngấm nước, không gây ô nhiễm đối với thực phẩm, dễ làm vệ sinh.
2.1.3.4. Cửa ra vào: có bề mặt nhẵn, không ngấm nước, tốt nhất là tự động đóng, mở và đóng kín.
2.1.3.5. Cửa sổ: được thiết kế sao cho hạn chế bám bụi tới mức thấp nhất, có lưới bảo vệ làm bằng vật liệu không gỉ, tránh sự xâm nhập của côn trùng và động vật; thuận tiện cho việc làm vệ sinh thường xuyên.
Riêng đối với phòng cấp đông, phòng đóng gói sản phẩm rau quả đông lạnh không bố trí cửa sổ.
2.1.4. Các công trình và phương tiện phụ trợ
2.1.4.1. Hệ thống thông gió
Hệ thống thông gió phải có công suất phù hợp và được lắp đặt tại các vị trí cần thiết nhằm loại bỏ hơi nước ngưng tụ, không khí nóng, không khí bị ô nhiễm, mùi lạ và bụi.
Phải đảm bảo cho dòng không khí chuyển động từ nơi có yêu cầu vệ sinh cao sang nơi có yêu cầu vệ sinh thấp hơn, từ nơi có thành phẩm về phía nguyên liệu.
Hệ thống thông gió phải được thiết kế an toàn, dễ bảo dưỡng và kiểm tra, có lưới bảo vệ bằng các vật liệu không gỉ, dễ làm vệ sinh.
2.1.4.2. Hệ thống chiếu sáng
Sử dụng ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo phải đảm bảo cường độ ánh sáng không nhỏ hơn 540 lux ở các khu vực chế biến thủ công, phân loại, kiểm tra nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm; các khu vực khác không nhỏ hơn 220 lux.
Đèn chiếu sáng phải có chụp bảo vệ an toàn và bảo đảm nếu bị vỡ các mảnh vỡ không rơi vào thực phẩm.
2.1.4.3. Hệ thống cung cấp nước
Hệ thống cung cấp nước phải đầy đủ và có các phương tiện để lưu trữ, phân phối nước.
Nước sử dụng cho chế biến rau quả phải là nước sạch đáp ứng yêu cầu dùng cho chế biến thực phẩm, bảo đảm đạt ”Tiêu chuẩn về Vệ sinh nước ăn uống” theo Quyết định số 1329/2002/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 của Bộ Y tế.
2.1.4.4. Hệ thống cung cấp hơi nước
Hơi nước sử dụng cho chế biến rau quả phải bảo đảm sạch, an toàn, không gây ô nhiễm cho rau quả.
Nồi hơi phải bố trí khu vực riêng, có tường ngăn cách biệt với khu vực chế biến rau quả để tránh gây ô nhiễm do bụi, khí thải.
2.1.4.5. Khí nén
Trong trường hợp sử dụng khí nén, khí nén phải bảo đảm sạch, an toàn, không gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến chất lượng rau quả.
2.1.4.6. Hệ thống phòng chống cháy nổ
Phải có hệ thống báo động chung và đối với từng khu vực trong trường hợp khẩn cấp.
Có hệ thống dẫn nước phòng chống cháy xung quanh cơ sở, trang bị đủ các phương tiện phòng chống cháy tại mỗi phân xưởng.
Cơ sở phải thực hiện nghiêm luật phòng cháy, chữa cháy.
2.1.4.7. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải
Trong xưởng sản xuất và toàn bộ khu vực cơ sở chế biến phải bố trí thùng chứa chất thải đảm bảo bền, kín, có nắp đậy, tránh sự xâm nhập của động vật và được dọn rửa thường xuyên.
Cơ sở chế biến rau quả phải có hệ thống thoát nước thải, hệ thống thu gom, xử lý chất thải hợp lý, hiệu quả để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm. Các chất thải dạng rắn, lỏng, khí đều phải được xử lý đạt các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành mới được thải ra môi trường.
2.1.4.8. Phương tiện vệ sinh cá nhân
a. Phòng thay bảo hộ lao động
Có phòng riêng biệt, thiết kế hợp lý để nhân viên thay trang phục bảo hộ lao động trước khi vào làm việc.
b. Phương tiện rửa tay
Xưởng sản xuất phải có phương tiện rửa tay bố trí ở vị trí thích hợp, có đầy đủ nước sạch, xà phòng, khăn lau tay sử dụng một lần hay máy sấy khô tay.
Trung bình tối thiểu phải có 01 bồn rửa tay cho 50 công nhân và ít nhất một phân xưởng phải có 01 bồn rửa tay.
c. Bể nước sát trùng ủng: được bố trí tại cửa ra vào xưởng chế biến, phải có độ ngập nước không dưới 0,15m, có lỗ thoát để thay nước định kỳ, có hàm lượng chlorin dư trong nước sát trùng từ 100-200 ppm.
d. Nhà vệ sinh
Hệ thống nhà vệ sinh phải được bố trí cách biệt, không gây ô nhiễm với khu sản xuất và có đầy đủ thiết bị, phương tiện, dụng cụ đảm bảo vệ sinh.
Khu vực vệ sinh phải có hệ thống chiếu sáng, thông gió, thoát nước, dễ dàng loại bỏ chất thải và dễ làm vệ sinh.
Trung bình tối thiểu phải có 01 nhà vệ sinh cho 25 người.

Như vậy, cơ sở chế biến rau quả phải tuân theo các quy chuẩn kỹ thuật chung nêu trên.

Nhà xưởng của cơ sở chế biến rau quả phải được thiết kế, bố trí như thế nào để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?

Căn cứ theo tiểu mục 2.1.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-09:2009/BNNPTNT, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì nhà xưởng của cơ sở chế biến rau quả cần được thiết kế, bố trí tuân thủ những yêu cầu sau:

- Có tường bao ngăn cách với bên ngoài.

- Được xây dựng vững chắc bằng các vật liệu không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tránh được sự xâm nhập của sinh vật gây hại và các chất gây nhiễm bẩn.

- Diện tích nhà xưởng phải phù hợp với công suất thiết kế của cơ sở, đảm bảo các hoạt động chế biến đạt yêu cầu công nghệ và dễ áp dụng các biện pháp vệ sinh công nghiệp.

- Khu vực chế biến phải được thiết kế và bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng để tránh lây nhiễm chéo.

- Có sự cách biệt giữa khu sản xuất và không sản xuất, giữa các khu tiếp nhận nguyên liệu, sơ chế, chế biến, bao gói, kho hàng, khu thay trang phục, khu nhà ăn, khu vệ sinh để tránh lây nhiễm chéo.

- Thiết kế bể nước sát trùng ủng tại cửa ra vào xưởng chế biến sao cho bắt buộc người ra vào phải lội qua.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
3,148 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào