QCVN 01-04:2009/BNNPTNT về lấy và bảo quản mẫu thịt tươi? Kỹ thuật lấy mẫu thịt tươi gồm những gì?
QCVN 01-04:2009/BNNPTNT về lấy và bảo quản mẫu thịt tươi?
Quy chuẩn QCVN 01-04:2009/BNNPTNT do Cục Thú y biên soạn, Vụ Khoa học, Công Nghệ và môi trường trình duyệt và được ban hành theo Thông tư 66/2009/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 10 năm 2009 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn.
Theo đó, Quy chuẩn này quy định phương pháp lấy và bảo quản mẫu thịt gia súc, gia cầm tươi sống để phát hiện và định lượng vi sinh vật.
Áp dụng cho các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, các cơ sở bảo quản, pha lọc, sơ chế và kinh doanh thịt gia súc, gia cầm tươi sống.
QCVN 01-04:2009/BNNPTNT về lấy và bảo quản mẫu thịt tươi? Kỹ thuật lấy mẫu thịt tươi gồm những gì? (Hình từ Internet)
Kỹ thuật lấy mẫu thịt tươi gồm những gì?
Căn cứ tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn QCVN 01-04:2009/BNNPTNT như sau:
QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.1. Phương pháp lấy mẫu
...
2.1.2. Kỹ thuật lấy mẫu
2.1.2.1. Kỹ thuật lấy mẫu bằng phương pháp cắt
2.1.2.1.1. Chỉ tiêu kiểm tra: Kỹ thuật này được áp dụng để lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh vật đường ruột, hiếu khí và yếm khí.
2.1.2.1.2. Vật liệu, dụng cụ lấy mẫu
- Etanol 70%/ Bông thấm nước có tẩm Etanol 70% đựng trong chai.
- Dụng cụ khoan hoặc cắt vô trùng.
- Túi bằng chất dẻo vô trùng hoặc túi dùng để pha loãng và đồng nhất mẫu.
- Găng tay vô trùng.
- Thùng xốp bảo quản mẫu với túi đá lạnh.
2.1.2.1.3. Cách tiến hành
2.1.2.1.3.1. Lấy mẫu thân thịt: chọn ngẫu nhiên tối thiểu 5 thân thịt (hoặc 5 nửa thân thịt từ 5 thân thịt khác nhau) cho một lần lấy mẫu. Sử dụng dụng cụ khoan hoặc cắt vô trùng khoan (cắt) miếng mô mỏng, diện tích 5cm2 và độ dày tối đa 5mm tại bốn vị trí đã xác định trên mặt ngoài một nửa thân thịt (xem hình 1). Tổng diện tích cắt từ 20cm2 đến 25cm2 tương đương 20g đến 30g thịt. Gộp các miếng mô vừa cắt thành một mẫu, cho vào túi đựng mẫu vô trùng hoặc đựng trong túi dùng để pha loãng và đồng nhất mẫu.
2.1.2.1.3.2. Lấy mẫu thịt mảnh: sử dụng dụng cụ cắt chuyên dụng để lấy từ 10g đến 20g thịt trên các mặt cắt khác nhau. Gộp các miếng mô vừa cắt thành một mẫu, cho vào túi đựng mẫu vô trùng hoặc đựng trong túi dùng để pha loãng và đồng nhất mẫu.
2.1.2.1.3.3. Lấy mẫu gia cầm: chọn ngẫu nhiên tối thiểu 15 thân thịt cho một lần lấy mẫu. Nếu thân thịt có da cổ thì cắt khoảng 4cm da cổ (tương đương khoảng 10g/thân thịt (chú ý không cắt chỗ da nơi cắt tiết). Gộp 3 miếng da cổ từ 3 thân thịt vừa cắt thành một mẫu, cho vào túi đựng mẫu vô trùng hoặc đựng trong túi dùng để pha loãng và đồng nhất mẫu. Nếu thân thịt không có da cổ thì dùng phương pháp cắt miếng da, khoảng 25g bằng dụng cụ khoan (cắt) vô trùng tại 3 vị trí: cổ, giáp hậu môn và lưng.
2.1.2.2. Kỹ thuật lấy mẫu bằng phương pháp cắt lau (quệt) bề mặt thân thịt
2.1.2.2.1. Chỉ tiêu kiểm tra: kỹ thuật này được áp dụng để lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh vật đường ruột và hiếu khí.
2.1.2.2.2. Môi trường bảo quản, vật liệu và dụng cụ lấy mẫu
- Dung dịch pha loãng nước muối pepton (0,1% pepton + 0,85% NaCl) vô trùng, được phân phối vào ống nhựa vô trùng với lượng 10ml và 15 ml.
- Túi bằng chất dẻo vô trùng.
- Miếng gạc/mút vô trùng (cần 4 miếng /1 thân thịt).
- Khuôn lấy mẫu vô trùng, kích thước 10cmx10cm, có diện tích trống bên trong 100cm2.
- Etanol 70%/ Bông thấm nước có tẩm Etanol 70% đựng trong chai.
- Găng tay vô trùng.
- Kẹp vô trùng.
- Kéo.
- Dụng cụ hút vô trùng.
- Thùng xốp bảo quản mẫu với túi đá lạnh.
2.1.2.2.3. Cách tiến hành
2.1.2.2.3.1. Để kiểm tra Salmonella trên thân thịt gia súc phải lấy mẫu bằng cách dùng miếng gạc hoặc mút vô trùng (kích thước 10cm x10cm) lau thân thịt, không dùng kỹ thuật lấy mẫu quệt khô và ướt bằng tăm bông. Để lấy mẫu kiểm tra vi khuẩn tổng số và Enterobacteriaceae có thể dùng cả hai kỹ thuật này.
2.1.2.2.3.2. Sử dụng 10ml dung dịch pha loãng nước muối pepton (0,1% pepton + 0,85% NaCl) vô trùng làm ẩm miếng gạc, miếng mút hay tăm bông trước khi lấy mẫu. Vùng lấy mẫu phải bao trùm tối thiểu 100 cm2 (50 cm2 với thân thịt nhỏ) trên một vị trí lấy mẫu (xem hình 1). Miếng hấp phụ phải được làm ẩm ít nhất 5 giây trong dung dịch pha loãng. Sử dụng khuôn lấy mẫu định vị kích thước 10cm x 10cm (hoặc 10cm x 5cm) và dùng kẹp vô trùng đặt miếng hấp phụ vào khuôn, sau đó di kẹp vô trùng trên bề mặt miếng hấp phụ theo chiều dọc, ngang, chéo trong khuôn mỗi chiều 10 lần, không ít hơn 20 giây. Cho miếng hấp phụ vào túi bằng chất dẻo vô trùng, thêm tiếp lượng dung dịch pha loãng nước muối pepton vô trùng sao cho đủ 25ml.
2.1.2.3. Kỹ thuật lấy mẫu bằng phương pháp rửa thân thịt
2.1.2.3.1. Chỉ tiêu kiểm tra: kỹ thuật này được áp dụng để lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh vật như Salmonella và Campylobacter spp. trên thân thịt gia cầm.
2.1.2.3.2. Môi trường bảo quản, vật liệu và dụng cụ lấy mẫu
- Dung dịch pha loãng nước muối pepton (0,1% pepton + 0,85% NaCl) vô trùng. Phân phối vào các chai vô trùng với lượng 100ml.
- Túi bằng chất dẻo vô trùng.
- Etanol 70%/ Bông thấm nước có tẩm Etanol 70% đựng trong chai.
- Găng tay vô trùng.
- Thùng xốp bảo quản mẫu với túi đá lạnh.
2.1.2.3.3. Cách tiến hành
Cho toàn bộ hoặc một nửa thân thịt gia cầm vào túi bằng chất dẻo vô trùng. Cho thêm 100ml dung dịch pha loãng nước muối pepton vô trùng vào túi, buộc chặt miệng túi, rồi bóp khoảng 2 đến 3 phút sao cho dung dịch rửa hết toàn bộ thân thịt.
2.1.2.4. Kỹ thuật lấy mẫu thịt xay
2.1.2.4.1. Chỉ tiêu kiểm tra: kỹ thuật này được áp dụng để lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vi sinh vật đường ruột, hiếu khí và yếm khí.
2.1.2.4.2. Môi trường bảo quản, vật liệu và dụng cụ lấy mẫu
- Túi bằng chất dẻo vô trùng.
- Găng tay vô trùng.
- Thùng xốp bảo quản mẫu với túi đá lạnh.
2.1.2.4.3. Cách tiến hành: đeo găng tay vô trùng, lộn ngược túi lấy mẫu, lấy khoảng 100g thịt.
Như vậy, kỹ thuật lấy mẫu thịt tươi được thực hiện theo nội dung nêu trên.
Thủ tục lấy mẫu thịt tươi được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 2.1.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 QCVN 01-04:2009/BNNPTNT, thủ tục lấy mẫu thịt tươi được thực hiện như sau:
- Người lấy mẫu: việc lấy mẫu phải do người lấy mẫu được các bên có liên quan uỷ quyền và đã được đào tạo đúng theo kỹ thuật thích hợp đảm nhiệm.
Người đó phải làm việc độc lập, không chấp nhận sự can thiệp của bên thứ ba. Người lấy mẫu có thể được người khác giúp đỡ, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm chính.
- Biên bản lấy mẫu: các mẫu phòng thử nghiệm phải kèm theo Biên bản lấy mẫu với đầy đủ chữ ký của người lấy mẫu và đại diện cơ sở được lấy mẫu. Các thông tin trong biên bản phải được ghi đầy đủ trước khi phân tích mẫu để đưa ra quyết định về sự phù hợp của mẫu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.