Phương pháp chấm điểm đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là gì? Mẫu thông tin, số liệu, dữ liệu để đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền có dạng như thế nào?

Tôi muốn hỏi Phương pháp chấm điểm đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền như thế nào? - câu hỏi của chị Diệu (Hải Phòng)

Phương pháp chấm điểm đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền
1. Phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là phương pháp chấm điểm.
2. Phương pháp chấm điểm được thực hiện trên cơ sở sử dụng bộ công cụ tính điểm đối với từng tiêu chí nêu tại Điều 4 Nghị định này để xếp hạng theo thang điểm từ 1 đến 5, cụ thể như sau:
a) Đối với tiêu chí nguy cơ rửa tiền: điểm 5 là có nguy cơ rửa tiền cao; điểm 4 là có nguy cơ rửa tiền trung bình cao; điểm 3 là có nguy cơ rửa tiền trung bình; điểm 2 là có nguy cơ rửa tiền trung bình thấp; điểm 1 là có nguy cơ rửa tiền thấp;
b) Đối với tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền: điểm 5 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền thấp; điểm 4 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình thấp; điểm 3 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình; điểm 2 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình cao; điểm 1 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền cao;
c) Đối với tiêu chí hậu quả của rửa tiền: điểm 5 là có hậu quả của rửa tiền cao; điểm 4 là có hậu quả của rửa tiền trung bình cao; điểm 3 là có hậu quả của rửa tiền trung bình; điểm 2 là có hậu quả của rửa tiền trung bình thấp; điểm 1 là có hậu quả của rửa tiền thấp;
d) Đối với tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền: điểm 5 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền cao; điểm 4 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình cao; điểm 3 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình; điểm 2 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình thấp; điểm 1 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền thấp.
...

Theo đó, phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là phương pháp chấm điểm theo thang điểm từ 1 đến 5, cụ thể:

Tiêu chí

Điểm 5

Điểm 4

Điểm 3

Điểm 2

Điểm 1

Nguy cơ rửa tiền

Nguy cơ rửa tiền cao

Có nguy cơ rửa tiền trung bình cao

Có nguy cơ rửa tiền trung bình

Có nguy cơ rửa tiền trung bình thấp

Có nguy cơ rửa tiền thấp

Mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền

Mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền thấp

Mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình thấp

Mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình

Mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình cao

Mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền cao

Tiêu chí hậu quả của rửa tiền

Hậu quả của rửa tiền cao

Hậu quả của rửa tiền trung bình cao

Hậu quả của rửa tiền trung bình

Hậu quả của rửa tiền trung bình thấp

Hậu quả của rửa tiền thấp

Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền

Có rủi ro quốc gia về rửa tiền cao

Có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình cao

Có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình

Có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình thấp

Có rủi ro quốc gia về rửa tiền thấp.

Phương pháp chấm điểm đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền như thế nào? Mẫu thông tin, số liệu, dữ liệu để đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền có dạng như thế nào? (Hinh từ Internet)

Tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền
1. Tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền; tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền và tiêu chí hậu quả rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực.
2. Tiêu chí nguy cơ rửa tiền bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tiêu chí nguy cơ rửa tiền đối với ngành, lĩnh vực, cụ thể như sau:
a) Tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền bao gồm nguy cơ rửa tiền từ từng tội phạm nguồn trong nước và xuyên quốc gia được đánh giá;
b) Tiêu chí nguy cơ rửa tiền đối với ngành, lĩnh vực bao gồm nguy cơ rửa tiền từ từng ngành, lĩnh vực trong nước và xuyên quốc gia được đánh giá.
3. Tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền bao gồm tính toàn diện của khuôn khổ pháp lý và tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật, cụ thể như sau:
a) Tiêu chí tính toàn diện của khuôn khổ pháp lý bao gồm tính đầy đủ của các quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực;
b) Tiêu chí tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật bao gồm tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật của quốc gia; của ngành, lĩnh vực và mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền gắn với một số sản phẩm, dịch vụ chính của ngành, lĩnh vực.
4. Tiêu chí hậu quả của rửa tiền bao gồm:
a) Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với nền kinh tế;
b) Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với hệ thống tài chính;
c) Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với ngành, lĩnh vực;
d) Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với xã hội.

Theo quy định trên, đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền theo 3 tiêu chí được quy định như trên là tiêu chí nguy cơ rửa tiền; tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền và tiêu chí hậu quả rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực.

Mẫu thông tin, số liệu, dữ liệu để đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền có dạng như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Phụ Lục ban hành kèm theo Nghị định 19/2023/NĐ-CP quy định mẫu thông tin, số liệu, dữ liệu để đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền như sau:

Mẫu thông tin, số liệu, dữ liệu đánh giá rủi ro Quốc gia về rửa tiền:

Mẫu thông tin, số liệu, dữ liệu đánh giá nguy cơ rửa tiền từ từng tội phạm nguồn xuyên Quốc gia

Mẫu thông tin, số liệu, dữ liệu đánh giá nguy cơ rửa tiền từ từng ngành, lĩnh vực trong nước.

Mẫu thông tin, số liệu, dữ liệu đánh giá nguy cơ rửa tiền từ từng ngành, lĩnh vực xuyên Quốc gia

Mẫu thông tin, số liệu, dữ liệu đánh giá toàn diện của khuôn khổ pháp lý

Mẫu thông tin, số liệu, dữ liệu đánh giá tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật

Tải các biểu mẫu thông tin, số liệu, dữ liệu để đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền: Tại đây

Nghị định 19/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28/4/2023, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 6 Nghị định 19/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2023.

Phòng chống rửa tiền Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến phòng chống rửa tiền
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Danh sách cảnh báo trong phòng chống rửa tiền do cơ quan nào lập? Bộ Tài chính có trách nhiệm gì trong phòng chống rửa tiền?
Pháp luật
Khi nghi ngờ đối tác liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen trong phòng chống rửa tiền thì có phải trì hoãn giao dịch không?
Pháp luật
Trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền thì Danh sách đen là gì? Khi phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen thì đối tượng báo cáo cần làm gì?
Pháp luật
Cơ quan nào lập danh sách đen trong lĩnh vực phòng chống rửa tiền? Căn cứ để áp dụng biện pháp trì hoãn khi có giao dịch thuộc Danh sách đen là gì?
Pháp luật
Khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt giao dịch có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam thì có cần báo cáo cả ngoại tệ và tiền mặt không?
Pháp luật
Đối tượng khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền cao cần áp dụng những biện pháp tăng cường nào?
Pháp luật
Ngân hàng có được tạo tài khoản vô danh không? Cách xác định chủ sở hữu hưởng tài khoản vô danh là gì?
Pháp luật
Dấu hiệu cơ bản để nhận biết giao dịch đáng ngờ trong phòng chống rửa tiền phải báo cáo là gì? Hình thức báo cáo khi gặp những giao dịch đáng ngờ như thế nào?
Pháp luật
Phải đào tạo kiến thức cơ bản về phòng chống rửa tiền đối với nhân sự mới được tuyển dụng trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Quy định nội bộ về phòng chống rửa tiền phải có những nội dung gì? Kiểm soát, kiểm toán nội bộ thế nào để phòng chống rửa tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống rửa tiền
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,237 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống rửa tiền

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống rửa tiền

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào