Phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với công chứng viên thay đổi ra sao khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với công chứng viên thay đổi ra sao khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với công chứng viên hiện nay
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quyết định 27/2012/QĐ-TTg có thể hiện đối tượng áp dụng phụ cấp trách nhiệm theo nghề như sau:
Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quyết định này quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Chấp hành viên, Thẩm tra viên và Thư ký thi hành án làm việc tại các cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp; Công chứng viên làm việc tại Phòng Công chứng.
...
Ngoài ra, tại Điều 2 Quyết định 27/2012/QĐ-TTg cũng quy định về phụ cấp trách nhiệm theo nghề như sau:
Mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề
Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề tính theo tỷ lệ % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) được quy định như sau:
1. Mức 15% áp dụng đối với Thẩm tra viên cao cấp thi hành án và Công chứng viên.
2. Mức 20% áp dụng đối với Chấp hành viên cao cấp, Thẩm tra viên chính thi hành án, Thư ký thi hành án và Thư ký trung cấp thi hành án.
3. Mức 25% áp dụng đối với Chấp hành viên trung cấp và Thẩm tra viên thi hành án.
4. Mức 30% áp dụng đối với Chấp hành viên sơ cấp.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì Công chứng viên làm việc tại Phòng Công chứng được hưởng mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề là 15%.
Phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với công chứng viên sau cải cách tiền lương
Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 vào sáng 10/11. Theo đó, Nghị quyết quyết nghị, từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Theo đó, Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thống nhất các khoản phụ cấp như sau:
II- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
...
3. Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
d) Sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương
...
- Gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...). Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn
...
Như vậy, khi thực hiện cải cách tiền lương 2024 thì công chứng viên làm việc tại Phòng công chứng về cơ bản không bị cắt giảm khoản phụ cấp trách nhiệm theo nghề. Tuy nhiên, phụ cấp trách nhiệm theo nghề sẽ gộp chung với phụ cấp ưu đãi theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm; do đó, phụ cấp trách nhiệm theo nghề sẽ bị "mất tên gọi" và trở thành phụ cấp theo nghề.
Phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với công chứng viên thay đổi ra sao khi thực hiện cải cách tiền lương 2024? (Hình ảnh từ Internet)
02 bảng lương mới nào được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện cải cách tiền lương 2024?
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thống nhất hai bảng lương sau:
(1) Bảng lương cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:
- Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;
- Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp.
- Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
(2) Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
- Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau;
- Điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề;
- Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
Công chứng viên phải đáp ứng tiêu chuẩn nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Công chứng 2014 thì công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm công chứng viên:
(1) Có bằng cử nhân luật;
(2) Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng cử nhân luật;
(3) Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 9 Luật Công chứng 2014 hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Công chứng 2014;
(4) Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng;
(5) Bảo đảm sức khỏe để hành nghề công chứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.