Phát triển, làm mới loại hình, dịch vụ du lịch đa dạng, độc đáo để phát triển du lịch hiệu quả, bền vững như thế nào?
Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 82/NQ-CP năm 2023 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững ngày 18/05/2023.
Dịch vụ du lịch là gì?
Tại Điều 3 Luật Du lịch 2017 khái niệm:
- Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch.
- Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.
Như vậy, dịch vụ du lịch có thể hiểu là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng, là sản phẩm của hoạt động du lịch để phục vụ cho đối tượng của hoạt động du lịch.
Phát triển, làm mới loại hình, dịch vụ du lịch đa dạng, độc đáo để phát triển du lịch hiệu quả, bền vững như thế nào? (Hình internet)
Có mấy loại dịch vụ du lịch ?
Tại Chương V Luật Du lịch 2017 quy định các loại dịch vụ du lịch bao gồm:
- Dịch vụ lữ hành
- Dịch vụ vận tải khách du lịch
- Dịch vụ lưu trú du lịch
- Dịch vụ ăn uống.
- Dịch vụ mua sắm.
- Dịch vụ thể thao.
- Dịch vụ vui chơi, giải trí.
- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch.
Như vậy, có 9 loại dịch vụ du lịch khác được Luật quy định như trên.
Phát triển, làm mới loại hình, dịch vụ du lịch đa dạng, độc đáo để phát triển du lịch hiệu quả, bền vững như thế nào?
Tại Nghị quyết 82/NQ-CP năm 2023 nhấn mạnh một trong các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết là nhiệm vụ thứ 4 "Phát triển sản phẩm và truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch", cụ thể bao gồm:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
+ Phát triển, làm mới loại hình, dịch vụ du lịch đa dạng, độc đáo trên cơ sở tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, gắn với phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc như du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch MICE, du lịch golf, du lịch chữa bệnh, du lịch ẩm thực. Nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cả và chất lượng dịch vụ.
+ Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức các sự kiện quốc tế về văn hóa, thể thao, hội nghị, hội thảo, tăng cường quảng bá văn hóa, hình ảnh tươi đẹp của đất nước Việt Nam trong các hoạt động về ngoại giao, sự kiện quốc tế.
+ Phát triển thương hiệu du lịch quốc gia gắn với lịch sử, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, biển, đảo; xây dựng Việt Nam thật sự là điểm đến an toàn, hấp dẫn, nhân văn, hiếu khách, thuận lợi, “làm hài lòng du khách, ấm lòng chủ nhà”,
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường khách du lịch quốc tế; đổi mới phương thức, công cụ, ứng dụng công nghệ số trong xúc tiến du lịch; phát huy sức mạnh của truyền thông và tăng cường quảng bá trên mạng xã hội. Tổ chức xúc tiến du lịch có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp định hướng phát triển sản phẩm, thương hiệu du lịch trên cơ sở kết quả nghiên cứu, dự báo thị trường.
+ Tiếp tục mở rộng, đa dạng hóa thị trường có khả năng tăng trưởng nhanh, có nguồn khách lớn, có mức chi tiêu cao và lưu trú dài ngày; đẩy mạnh xã hội hóa xúc tiến du lịch, huy động sự hợp tác của các cơ quan đại diện ở nước ngoài, tận dụng vai trò các trung tâm văn hóa Việt Nam tại các quốc gia.
+ Triển khai thực hiện hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch; tổ chức nghiên cứu và xây dựng Đề án thành lập Văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài, trước mắt là một số thị trường du lịch trọng điểm.
- Bộ Công Thương lồng ghép quảng bá thương hiệu, hình ảnh du lịch Việt Nam trong Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và các chương trình xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương chủ trì ở trong và ngoài nước, gắn xúc tiến thương mại với xúc tiến du lịch; lồng ghép quảng bá thương hiệu, hình ảnh du lịch Việt Nam trong phát triển các loại hình hạ tầng thương mại phục vụ du lịch.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ VHTTD
+ Triển khai hiệu quả Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 922/QĐ-TTg năm 2022.
+ Thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch liên quan đến nông nghiệp, dịch vụ du lịch gắn với cảnh quan nông thôn, văn hóa cộng đồng, tăng trải nghiệm, phát huy tối đa du lịch tại các vùng nông nghiệp, gắn với nông thôn và nông dân, phát huy các ngành nghề, làng nghề, dịch vụ nông thôn.
+ Đẩy mạnh kết nối, hỗ trợ cộng đồng nông thôn làm du lịch nông nghiệp, nông thôn thông qua các doanh nghiệp lữ hành; hình thành các “điểm đến vệ tinh” với các trung tâm du lịch lớn nhằm lan tỏa những điểm đến ở nông thôn, đặc biệt là đối với khách du lịch quốc tế.
- Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy mạnh truyền thông quảng bá về du lịch, xây dựng chương trình truyền thông quảng bá, chiến dịch truyền thông theo cách làm mới.
+ UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát triển mỗi địa phương một sản phẩm du lịch đặc trưng, một điểm đến tiêu biểu.
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam chủ động và phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch đồng thời nâng cao chất lượng các sản phẩm thông tin đối ngoại; đa dạng hóa hình thức truyền tải để thông tin đến gần hơn với công chúng nước ngoài.
Như vậy, tại nhiệm vụ thứ 4 để phát triển sản phẩm và truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch, Chính phủ yêu cầu Bộ VHTTDL:
+ Phát triển, làm mới loại hình, dịch vụ du lịch đa dạng, độc đáo trên cơ sở tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, gắn với phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc như du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch MICE, du lịch golf, du lịch chữa bệnh, du lịch ẩm thực.
+ Đồng thời, nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cả và chất lượng dịch vụ.
Theo đó, nhiệm vụ đã đề ra hướng đi phát triển, làm mới loại hình, dịch vụ du lịch đa dạng, độc đáo trên cơ sở tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, gắn với phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc như du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo, du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch MICE, du lịch golf, du lịch chữa bệnh, du lịch ẩm thực.
Xem chi tiết toàn văn tại đây Nghị quyết 82/NQ-CP năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.