Phạt hành chính đối với hành vi vi phạm điều kiện nuôi trồng thủy sản nào từ ngày 20/5/2024 như thế nào?

Phạt hành chính đối với hành vi vi phạm điều kiện nuôi trồng thủy sản nào từ ngày 20/5/2024 như thế nào? - Câu hỏi của chị D.N (Bình Định).

Phạt hành chính đối với hành vi vi phạm điều kiện nuôi trồng thủy sản nào từ ngày 20/5/2024?

Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản như sau:

Vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không ghi chép hoặc lưu giữ hồ sơ về giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, thuốc thú y thủy sản, trong quá trình nuôi trồng thủy sản và các tài liệu khác về quá trình nuôi trồng thủy sản để đảm bảo truy xuất nguồn gốc;
b) Không ghi chép, lưu giữ hồ sơ về loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ nuôi trồng, tài liệu khác liên quan đến quá trình nuôi trồng thủy sản để đảm bảo truy xuất nguồn gốc;
c) Không đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè;
d) Địa điểm nuôi trồng thủy sản không đúng với vị trí đã đăng ký.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Nuôi trồng thủy sản không đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị kỹ thuật theo quy định;
b) Không đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nuôi trồng thủy sản trên biển không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp nuôi trồng mỗi loài thủy sản không có trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc di dời hoặc phá dỡ công trình nuôi trồng thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng loài thủy sản, trường hợp không đáp ứng yêu cầu chuyển đổi thì buộc tiêu hủy loài thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Theo đó, các hành vi vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản bị xử phạt vi phạm hành chính gồm:

- Không ghi chép hoặc lưu giữ hồ sơ về giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, thuốc thú y thủy sản, trong quá trình nuôi trồng thủy sản và các tài liệu khác về quá trình nuôi trồng thủy sản để đảm bảo truy xuất nguồn gốc;

- Không ghi chép, lưu giữ hồ sơ về loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm có nguồn gốc từ nuôi trồng, tài liệu khác liên quan đến quá trình nuôi trồng thủy sản để đảm bảo truy xuất nguồn gốc;

- Không đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè;

- Địa điểm nuôi trồng thủy sản không đúng với vị trí đã đăng ký;

- Nuôi trồng thủy sản không đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị kỹ thuật theo quy định;

- Không đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực;

- Nuôi trồng thủy sản trên biển không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định;

- Nuôi trồng mỗi loài thủy sản không có trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hiện hành, quy định xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản được quy định tại Điều 17 Nghị định 42/2019/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè hoặc không đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất hoặc trang thiết bị kỹ thuật theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nuôi trồng thủy sản trên biển không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc di dời, tháo dỡ công trình nuôi thủy sản vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Có thể thấy, quy định mới đã mở rộng phạm vi xử phạt, bổ sung thêm nhiều hành vi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về điều kiện nuôi trồng thủy sản.

Tuy nhiên, mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm được giảm bớt đáng kể. Theo đó, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện nuôi trồng thủy sản dao động từ 2.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, mức phạt đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương ướng gấp 02 lần mức phạt của cá nhân. (Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP).

Phạt hành chính đối với hành vi vi phạm điều kiện nuôi trồng thủy sản nào từ ngày 20/5/2024?

Phạt hành chính đối với hành vi vi phạm điều kiện nuôi trồng thủy sản nào từ ngày 20/5/2024? (Hình từ Internet)

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là bao lâu theo quy định từ 20/5/2024?

Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là 02 năm.

Hiện hành, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản được quy định tại Điều 3 Nghị định 42/2019/NĐ-CP như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là một năm; trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu tàu cá, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm.

Như vậy, từ ngày 20/5/2024, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đối với tất cả hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đều lên đến 02 năm.

Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 38 Luật Thủy sản 2017 quy định cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng điều kiện sau:

- Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;

- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi;

- Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;

- Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;

- Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

Nghị định 38/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2024.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,311 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào