Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về nội quy của phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hành chính?

Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về nội quy của phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hành chính? Em có thắc mắc liên quan tới phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hành chính mong sớm được giải đáp. Em là sinh viên chuyên ngành luật, đang có thắc mắc về nội quy của một phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hành chính. Hy vọng anh/chị có thể giúp em giải đáp thắc mắc. Em mong sớm được anh/chị phản hồi. Em cảm ơn anh/chị.

Yêu cầu chung của một phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hành chính

Căn cứ theo Điều 148 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về yêu cầu chung của một phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hành chính cụ thể như sau:

"Điều 148. Yêu cầu chung đối với phiên tòa sơ thẩm
Phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa."

Thời hạn mở phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hành chính

Tại Điều 149 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về thời hạn mở phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hành chính cụ thể như sau:

"Điều 149. Thời hạn mở phiên tòa
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày."

Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về nội quy của phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hành chính?

Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về nội quy của phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hành chính?

Nội quy của một phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hành chính

Theo quy định tại Điều 153 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về nội quy của một phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hành chính cụ thể như sau:

1. Khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa.

2. Nghiêm cấm mang vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa vào phòng xử án, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.

3. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa tại bàn Thư ký chậm nhất là 15 phút, trước giờ khai mạc phiên tòa và ngồi đúng vị trí trong phòng xử án theo hướng dẫn của Thư ký phiên tòa; trường hợp đến muộn thì phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa thông qua lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.

4. Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, những người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ.

5. Mọi người tham dự phiên tòa phải có trang phục nghiêm chỉnh; có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ trật tự và tuân theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa.

6. Không đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án, trừ trường hợp có lý do chính đáng và được Chủ tọa phiên tòa cho phép; không sử dụng điện thoại di động trong phòng xử án; không hút thuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa.

7. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải có mặt tại phiên tòa trong suốt thời gian xét xử vụ án, trừ trường hợp được Chủ tọa phiên tòa đồng ý cho rời khỏi phòng xử án nếu có lý do chính đáng.

Người dưới mười sáu tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa.

8. Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa.

9. Chỉ những người được Hội đồng xét xử đồng ý mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được Chủ tọa phiên tòa đồng ý cho ngồi để hỏi, trả lời hoặc phát biểu.

Địa điểm tổ chức một phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hành chính

Căn cứ theo Điều 150 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về địa điểm để tổ chức một phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hành chính cụ thể như sau:

"Điều 150. Địa điểm tổ chức phiên tòa
Phiên tòa được tổ chức tại trụ sở Tòa án hoặc có thể ngoài trụ sở Tòa án nhưng phải bảo đảm tính trang nghiêm và hình thức phòng xử án quy định tại Điều 151 của Luật này."

Trên đây là một số thông tin và quy định về nội quy của một phiên tòa sơ thẩm trong tố tụng hành chính mà chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,531 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào