Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ đạt mức dưới 3%? Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trong vùng phải trên 95%?

Cho hỏi Chính phủ đã đặt ra những mục tiêu gì để phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ trong khoảng thời gian tới? Câu hỏi của chị Linh đến từ Bình Dương.

Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ đạt mức dưới 3%?

Theo như Mục I Chương trình ban hành kèm theo Nghị quyết 154/NQ-CP năm 2022 về phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng Đông Nam Bộ thì Chính phủ đã đặt ra những mục tiêu phát triển vùng Đông Nam Bộ trong thời gian tới như sau:

- Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt khoảng 8 - 8,5%. Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 380 triệu đồng, tương đương 14.500 USD; tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 41,7% trong GRDP, khu vực công nghiệp và xây dựng 45,3% (riêng công nghiệp chế biến chế tạo 33%), khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,3%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp 10,7%; tỷ trọng kinh tế số trong GRDP khoảng 30 - 35%; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 70 - 75%; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Giai đoạn 2021 - 2030, tốc độ tăng năng suất lao động đạt khoảng 7%; đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng khoảng 56%.

- Đến năm 2030, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt khoảng 40 - 45%; tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức dưới 3%; đạt 32 giường bệnh và 11 bác sĩ trên 10.000 dân; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 95%.

- Đến năm 2030, tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 19,6%; tỷ lệ cư dân đô thị đang sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung là 100%; tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của nông thôn là 95%; đạt 100% tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; đạt 95% tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý theo quy định; đạt 98% tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định.

Theo đó, Chính phủ đặt mục tiêu về phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ phải tăng trưởng cả về tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân và GRDP bình quân đầu người. Cụ thể, tố độc tăng trưởng GRDP bình quân từ năm 2021 đến 2030 phải đạt tỷ lệ từ 8 - 8.5%, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt mức 380 triệu đồng.

Bệnh cạnh tăng trưởng về GRDP thì trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, vùng Đông Nam Bộ phải đạt tốc độ tăng năng suất lao động khoảng 7%, tỷ lệ người lao động có bằng cấp, chứng chỉ là 40 - 45%. Đáng chú ý, để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội thì vùng Đông Nam Bộ phải duy trì tỷ lệ thất nghiệp ở mức dưới 3%.

Ngoài ra, Nghị quyết cũng đặt ra mục tiêu về bảo đảm chất lượng dịch vụ y tế cho người dân trong khu vực khi Chính phủ yêu cầu vùng này phải ít nhất có được 32 giường bệnh và 11 bác sĩ trên 10.000 dân trong giai đoạn đến năm 2030, tỷ lệ bao phủ của bảo hiểm y tế phải trên 95%.

Tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ đạt mức dưới 3% vào năm 2030? Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trong vùng phải trên 95%?

Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ thất nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ đạt mức dưới 3%? Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trong vùng phải trên 95%? (Hình từ Internet)

Để phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ trong giai đoạn đến năm 2030 thì cần thực hiện các giải pháp gì?

Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục II Chương trình ban hành kèm theo Nghị quyết 154/NQ-CP năm 2022 về phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng Đông Nam Bộ thì Chính phủ đã đưa ra những giải pháp phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ trong giai đoạn đến năm 2030 như sau:

- Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng hiện đại, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm.

- Phát triển mạnh một số ngành công nghiệp như cơ khí, hóa dầu, hóa chất. Ưu tiên phát triền các ngành công nghiệp như điện tử viễn thông, sản xuất robot, thiết bị tích hợp vận hành tự động, điều khiển từ xa, công nghiệp phần mềm, sản phẩm số, an toàn thông tin mạng, dược phẩm, sản xuất vắc xin.

- Tăng cường kết nối các khu công nghiệp, khu chế xuất để hình thành các cụm liên kết ngành công nghiệp. Tập trung thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, có khả năng tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Phát triển các khu công nghiệp - dịch vụ - đô thị hiện đại và các khu công nghiệp công nghệ cao.

- Phát triển vùng trở thành trung tâm dịch vụ của khu vực Đông Nam Á về tài chính, thương mại, du lịch, giao lưu quốc tế. Phát triển dịch vụ có chất lượng và giá trị gia tăng cao trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; công nghệ thông tin, công nghệ số, viễn thông; khoa học - công nghệ; du lịch; logistics...

- Phát triển mạnh kinh tế biển, dịch vụ hậu cần cảng biển, dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải, công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí, công nghiệp hỗ trợ và các dịch vụ ngành dầu khí và du lịch biển. Trong đó, lấy tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu làm trọng tâm để phát triển địa phương này thành trung tâm kinh tế biển quốc gia.

Công tác tuyên truyền thực hiện kế hoạch phát triển vùng Đông Nam Bộ được thực hiện thế nào?

Căn cứ vào tiểu mục 1 Mục II Chương trình ban hành kèm theo Nghị quyết 154/NQ-CP năm 2022 về phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng Đông Nam Bộ đã đặt ra giải pháp tuyên truyền và tạo sự đồng thuận khi thực hiện kế hoạch như sau:

- Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương vùng Đông Nam Bộ khẩn trương triển khai công tác nghiên cứu, quán triệt nội dung của Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, nâng tầm tư duy và tạo sự đồng thuận, quyết tâm cao của các ngành, các cấp về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Các bộ, cơ quan liên quan và địa phương vùng Đông Nam Bộ chủ động phối hợp tốt với các cơ quan thông tấn, báo chí để tuyên truyền, phổ biến thông tin về Nghị quyết số 24-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị và Chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết với quy mô sâu rộng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số và áp dụng nhiều hình thức, phương thức truyền thông đa dạng để đạt hiệu quả cao nhất.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,732 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào