Phạm vi công việc của Nhà thầu trong Hợp đồng thiết kế mua sắm vật tư, thiết bị thi công xây dựng công trình là gì?

Tôi muốn hỏi phạm vi công việc của Nhà thầu trong Hợp đồng thiết kế mua sắm vật tư, thiết bị thi công xây dựng công trình là gì? - câu hỏi của chị Yến Uyển (Hải Dương)

Phạm vi công việc của Nhà thầu trong Hợp đồng thiết kế mua sắm vật tư, thiết bị thi công xây dựng công trình là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Phần 3 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BXD quy định phạm vi công việc của Nhà thầu trong Hợp đồng thiết kế mua sắm vật tư, thiết bị thi công xây dựng công trình như sau:

Nhà thầu sẽ thực hiện việc thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình được mô tả trên cơ sở giá hợp đồng theo Điều 12 Phần 3 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BXD như được mô tả chung, nhưng không giới hạn bởi các nội dung dưới đây và sẽ sửa chữa mọi sai sót thuộc trách nhiệm của mình.

Các công việc thiết kế - mua sắm vật tư, thiết bị - thi công xây dựng công trình nói trên được gọi chung là Công việc sẽ được thực hiện phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng và đáp ứng được yêu cầu của Chủ đầu tư một cách hợp lý, với mục đích cuối cùng là cung cấp cho Chủ đầu tư một công trình hoàn chỉnh, an toàn và vận hành một cách hiệu quả. Nhà thầu sẽ:

- Cung cấp các dịch vụ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các dịch vụ khác liên quan tới Công việc;

- Cung cấp hoặc thu xếp để cung cấp tất cả các lao động, quản lý, thiết bị và vật tư cần thiết để thực hiện Công việc ngoại trừ trường hợp đặc biệt được quy định trong hợp đồng;

- Mua sắm, xúc tiến, kiểm tra và thu xếp để giao đến công trường tất cả vật tư, thiết bị cho công trình và Công việc, tất cả các công trình tạm và các vật tư cần thiết cho việc thi công xây dựng công trình phù hợp với hồ sơ thiết kế và hợp đồng;

- Lập biện pháp tổ chức thi công và thi công xây dựng công trình như được mô tả trong Phụ lục về [Hồ sơ mời thầu (hoặc Hồ sơ yêu cầu) của Chủ đầu tư];

- Thiết lập các qui trình, các hệ thống quản lý, báo cáo đầy đủ nhằm kiểm soát chất lượng và tiến độ của Công việc một cách chặt chẽ và cung cấp cho Chủ đầu tư đầy đủ các thông tin để có thể đánh giá về chất lượng và tiến độ thực tế của Công việc một cách độc lập;

- Thi công xây dựng tất cả các công trình tạm và duy trì tất cả các hạng mục đó một cách an toàn và hiệu quả cho việc thực hiện Công việc cho đến khi chúng được đưa ra khỏi công trường hoặc hoàn trả theo yêu cầu của hợp đồng;

- Tuyển dụng, đào tạo, tổ chức, quản lý và giám sát Nhà thầu phụ và lao động trên công trường phục vụ cho Công việc, đảm bảo rằng họ được chỉ dẫn về phương pháp làm việc thích hợp và an toàn lao động, vệ sinh môi trường;

- Cung cấp, quản lý và quy định việc đi lại trong khu vực công trường; việc đến và đi từ công trường một cách an toàn và có trật tự đối với nhân lực của Nhà thầu bao gồm: lao động tại hiện trường, nhân viên quản lý và giám sát, nhân viên quản lý công trường, nhân sự của các nhà cung cấp, nhà thầu phụ;

- Chuẩn bị chạy thử (vận hành) công trình

- Thực hiện chạy thử công trình

- Giám sát và chỉ đạo việc chạy thử công trình;

- Thu xếp các thủ tục hải quan bao gồm cả việc thu xếp các loại bảo đảm, lưu kho, vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam đối với tất cả vật tư, thiết bị, hàng hóa nhập khẩu nào phục vụ cho thi công xây dựng công trình;

- Phối hợp với các Nhà thầu phụ, nhà cung cấp, các Bên khác do Nhà thầu thuê có liên quan đến Công việc và với các Nhà cung cấp bản quyền công nghệ (nếu có) nhằm đảm bảo rằng tất cả các vật tư, thiết bị sử dụng vào công trình đúng theo quy định của hợp đồng;

- Cung cấp tất cả các thiết bị và dịch vụ khác cần thiết để đạt được nghiệm thu bàn giao công trình theo hợp đồng;

- Luôn luôn thực hiện Công việc một cách an toàn.

- Đào tạo, hướng dẫn nhân lực của Chủ đầu tư để vận hành và bảo trì công trình trong phạm vi được quy định cụ thể trong các yêu cầu của Chủ đầu tư (nếu có).

- Thực hiện việc hoàn công theo đúng quy định hiện hành.

- Bất kỳ hoạt động nào không được nêu rõ tại Điều 4 Phần 3 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BXD nhưng có thể diễn giải từ hợp đồng là cần thiết để hoàn thành Công việc thì Nhà thầu sẽ thực hiện và chi phí cho công việc đó được coi như là đã tính trong giá hợp đồng, trừ khi có quy định khác trong hợp đồng.

Phạm vi công việc của Nhà thầu trong Hợp đồng thiết kế mua sắm vật tư, thiết bị thi công xây dựng công trình là gì?

Phạm vi công việc của Nhà thầu trong Hợp đồng thiết kế mua sắm vật tư, thiết bị thi công xây dựng công trình là gì?

Trao đổi thông tin về Hợp đồng thiết kế mua sắm vật tư, thiết bị thi công xây dựng công trình được thực hiện theo những cách nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3.6 Điều 3 Phần 3 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BXD quy định các cách trao đôi thông tin về Hợp đồng thiết kế mua sắm vật tư, thiết bị thi công xây dựng công trình như sau:

Bất cứ nội dung nào tại các điều khoản và điều kiện của hợp đồng này quy định việc các bên đưa ra các yêu cầu, đề nghị hoặc ban hành, chấp thuận một vấn đề nào đó, thì các bên phải thông tin cho nhau bằng một trong các cách sau:

- Bằng văn bản và chuyển trực tiếp (theo giấy biên nhận), được gửi bằng đường bưu điện, bằng fax, hoặc email.

- Được gửi, chuyển đến địa chỉ để thông tin được với người nhận.

Trường hợp bên nhận thông báo một địa chỉ khác (địa chỉ mới) thì sau đó thông tin phải được chuyển theo địa chỉ mới này. Nếu không, thì bất kỳ thông báo hoặc yêu cầu nào của một bên cho bên kia sẽ được gửi tới các địa chỉ tương ứng của các bên.

Trách nhiệm riêng rẽ và trách nhiệm liên đới trong Hợp đồng thiết kế mua sắm vật tư, thiết bị thi công xây dựng công trình được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3.5 Điều 3 Phần 3 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 02/2023/TT-BXD quy định trách nhiệm riêng rẽ và trách nhiệm liên đới trong Hợp đồng thiết kế mua sắm vật tư, thiết bị thi công xây dựng công trình như sau:

Trường hợp Nhà thầu là nhà thầu liên danh thì:

- Hợp đồng này ràng buộc trách nhiệm riêng rẽ và liên đới của mỗi thành viên trong liên danh.

- Nhà thầu phải thông báo cho Chủ đầu tư về nhà thầu đứng đầu liên danh, chịu trách nhiệm liên kết các thành viên trong liên danh;

- Nhà thầu đứng đầu liên danh được chấp thuận có đầy đủ thẩm quyền để ràng buộc tất cả các thành viên tạo thành Nhà thầu trong tất cả các vấn đề liên quan đến hợp đồng.

- Nhà thầu không được thay đổi cơ cấu hoặc tư cách pháp lý của mình nếu không được sự đồng ý của Chủ đầu tư.

Để tránh hiểu lầm, trách nhiệm riêng rẽ và liên đới của mỗi thành viên liên danh Nhà thầu sẽ không được cố ý để bị ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng bởi nội dung của Thỏa thuận liên danh.

Thông tư 02/2023/TT-BXD sẽ có hiệu lực từ ngày 20/4/2023.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
8,505 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào