Phải lập và ký hóa đơn điện tử trong vòng 24h theo đề xuất mới của Bộ Tài chính có đúng không?

Phải lập và ký hóa đơn điện tử trong vòng 24h theo đề xuất mới của Bộ Tài chính có đúng không? - câu hỏi của anh T. V (Hải Dương)

Phải lập và ký hóa đơn điện tử trong vòng 24h theo đề xuất mới của Bộ Tài chính có đúng không?

Hiện hành tại khoản 9 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm ký số trên hóa đơn như sau:

Nội dung của hóa đơn
1. Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn. Cụ thể như sau:
a) Tên hóa đơn là tên của từng loại hóa đơn quy định tại Điều 8 Nghị định này được thể hiện trên mỗi hóa đơn, như: HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG, HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG KIÊM TỜ KHAI HOÀN THUẾ, HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG KIÊM PHIẾU THU, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG, HÓA ĐƠN BÁN TÀI SẢN CÔNG, TEM, VÉ, THẺ, HÓA ĐƠN BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA.
...
9. Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.

Thực tế, quy định trên chưa xác định cụ thể khoảng thời gian giữa thời điểm lập hóa đơn và thời điểm ký số nên có trường hợp người bán lập hóa đơn nhưng 1 tuần, 1 tháng sau mới ký số trên hóa đơn để gửi cho người mua và cơ quan thuế.

Do đó, để giải quyết bất cập trên, Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi khoản 9 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP theo hướng:

9. Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng giờ, ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm lập hóa đơn và thời điểm ký số cách nhau tối đa không quá 24h và thời điểm để khai thuế đối với người bán là thời điểm lập hóa đơn, thời điểm khai thuế đối với người mua là thời điểm hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này.

Như vậy, khi đề xuất này được thông qua, thời điểm lập hóa đơn và thời điểm ký số cách nhau tối đa không quá 24h và thời điểm để khai thuế đối với người bán là thời điểm lập hóa đơn, thời điểm khai thuế đối với người mua là thời điểm hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung.

Xem thêm: Danh sách 1520 công ty mua hóa đơn của công ty 'ma' được thành lập để bán hóa đơn theo Công văn 1328/ĐCSKT?

Phải lập và ký hóa đơn điện tử trong vòng 24h theo đề xuất mới của Bộ Tài chính có đúng không?

Phải lập và ký hóa đơn điện tử trong vòng 24h theo đề xuất mới của Bộ Tài chính có đúng không?

Bổ sung quy định nội dung hóa đơn GTGT kiêm tờ khai hoàn thuế đối với doanh nghiệp có bán hàng hoàn thuế cho người nước ngoài?

Tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP hiện hành không có quy định về nội dung hóa đơn GTGT kiêm tờ khai hoàn thuế đối với cơ sở kinh doanh có bán hàng hoàn thuế cho người nước ngoài.

Theo Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định:

Hóa đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế gồm 3 phần như

- Phần A: Do doanh nghiệp bản hàng hoàn thuế GTGT lập. Nội dung thông tin phần này thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và nội dung sửa đổi, bổ sung tại Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

- Phần B: Do cơ quan hải quan lập. Nội dung thông tin phần gồm: tên mặt hàng được hoàn thuế, số lượng, số thuế GTGT người nước ngoài được hoàn, chữ ký số của công chức hải quan kiểm tra.

- Phần C: Do Ngân hàng thương mại là đại lý hoàn thuế lập. Nội dung thông tin phần này gồm: thông tin chuyến bay hoặc chuyến tàu của người nước ngoài xuất cảnh, số tiền thuế GTGT đã hoàn trả cho người nước ngoài xuất cảnh, hình thức hoàn trả, chữ ký số của Ngân hàng hoàn trả.

Bộ Tài chính đề xuất người bán lập hóa đơn hàng bán trả lại thế nào?

Hiện hành tại Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP không có quy định cụ thể cách xử lý đối với trường hợp hóa đơn lập trùng, phát sinh việc trả lại hàng hoá, huỷ cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên thực tế phát sinh các trường hợp người mua, người bán đã kê khai thuế sau đó mới phát hiện hóa đơn điện tử đã lập có sai sót; trường hợp bên bán tự ý huỷ, thay thế hoá đơn sẽ gây ảnh hưởng đến người mua.

Do đó, theo đề xuất tại dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP sẽ quy định rõ người bán lập hóa đơn trong trường hợp người mua trả lại hàng; người bán chấm dứt/hủy việc cung cấp dịch vụ.

Cụ thể:

- Trong trường hợp người mua trả lại toàn bộ hàng hóa: Người bán hủy hóa đơn điện tử đã lập.

- Trong trường hợp người mua trả lại một phần hàng hóa: Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh.

- Trong trường hợp hàng hoá là tài sản phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu và tài sản đã được đăng ký theo tên người mua: Nếu người mua là đối tượng sử dụng hoá đơn điện tử thì người mua lập hoá đơn trả lại hàng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
5,344 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào