Nộp hồ sơ đề nghị giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có cần đến sổ hộ khẩu hay không?
Hồ sơ đề nghị giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định hiện nay có cần đến sổ hộ khẩu không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 11/2021/NĐ-CP (cụm từ “sổ hộ khẩu” tại điểm b khoản 2 Điều 15 Nghị định 11/2021/NĐ-CP bị bãi bỏ bởi khoản 5 Điều 13 Nghị định 104/2022/NĐ-CP) quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị giao khu vực biển
1. Hồ sơ đề nghị giao khu vực biển bao gồm:
a) Đơn đề nghị giao khu vực biển theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao văn bản cho phép khai thác, sử dụng tài nguyên biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;
c) Bản sao một trong các văn bản sau: Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, văn bản xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc đề án bảo vệ môi trường đơn giản của dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có quy định);
d) Sơ đồ khu vực biển đề nghị giao, trong đó thể hiện tọa độ các điểm góc của khu vực biển đề nghị giao theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Hồ sơ đề nghị giao khu vực biển của cá nhân Việt Nam để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 44 Luật Thủy sản bao gồm:
a) Đơn đề nghị giao khu vực biển theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao một trong các giấy tờ sau: Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân;
c) Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép cá nhân Việt Nam chuyển đổi từ nghề khai thác ven bờ sang nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật về thủy sản hoặc giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cá nhân Việt Nam thường trú trên địa bàn mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thủy sản.
...
Như vậy theo quy định trên hiện nay hồ sơ đề nghị giao khu vực biển vẫn sẽ sử dụng bản sao sổ hộ khẩu.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, cụ thể là từ ngày 01/01/2023, khi mà Nghị định 104/2022/NĐ-CP có hiệu lực thì sẽ không dùng đến sổ hộ khẩu nữa.
Kể từ ngày 01/01/2023, hồ sơ đề nghị giao khu vực biển của cá nhân Việt Nam để nuôi trồng thủy sản bao gồm:
- Đơn đề nghị giao khu vực biển.
- Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân (bản sao).
- Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép cá nhân Việt Nam chuyển đổi từ nghề khai thác ven bờ sang nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật về thủy sản hoặc giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cá nhân Việt Nam thường trú trên địa bàn mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thủy sản.
Theo đó từ nay trong hồ sơ đề nghị giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản không cần đến sổ hộ khẩu như trước kia.
Nộp hồ sơ đề nghị giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có cần đến sổ hộ khẩu hay không? (Hình từ Internet)
Thời hạn giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 44 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản
1. Việc giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản phải căn cứ quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch tỉnh và quy định của pháp luật về biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Thẩm quyền giao khu vực biển không thu tiền sử dụng để nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam có hồ sơ đăng ký khi cá nhân đó phải chuyển đổi từ nghề khai thác ven bờ sang nuôi trồng thủy sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thường trú trên địa bàn mà nguồn sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ nuôi trồng thủy sản được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú xác nhận. Phạm vi giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 03 hải lý thuộc phạm vi quản lý;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ nuôi trồng thủy sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Phạm vi giao khu vực biển tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm đến 06 hải lý thuộc phạm vi quản lý;
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ nuôi trồng thủy sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Phạm vi giao khu vực biển ngoài 06 hải lý, khu vực biển nằm đồng thời trong và ngoài 06 hải lý tính từ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm; khu vực biển giáp ranh giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Thẩm quyền giao khu vực biển có thu tiền sử dụng để nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật này;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản đối với trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 39 của Luật này;
4. Thời hạn giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản không quá 30 năm, được tính từ ngày quyết định giao khu vực biển có hiệu lực. Khi hết thời hạn giao, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng khu vực biển đã được giao để nuôi trồng thủy sản được Nhà nước xem xét gia hạn, có thể gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm. Thời hạn giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ nuôi trồng thủy sản không quá thời hạn nhiệm vụ khoa học và công nghệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
...
Như vậy theo quy định trên thời hạn giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản như sau:
- Thời hạn giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản không quá 30 năm, được tính từ ngày quyết định giao khu vực biển có hiệu lực.
- Khi hết thời hạn giao, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng khu vực biển đã được giao để nuôi trồng thủy sản được Nhà nước xem xét gia hạn, có thể gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.
- Thời hạn giao khu vực biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ nuôi trồng thủy sản không quá thời hạn nhiệm vụ khoa học và công nghệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nhà nước thu hồi, trưng dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 45 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Nhà nước thực hiện việc thu hồi toàn bộ hoặc một phần khu vực biển đã giao cho tổ chức, cá nhân để nuôi trồng thủy sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Sử dụng khu vực biển trái với nội dung quyết định giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản; vi phạm quy định về bảo vệ công trình phục vụ chung cho nuôi trồng thủy sản.
- Không sử dụng một phần hoặc toàn bộ khu vực biển được giao để nuôi trồng thủy sản quá 24 tháng liên tục, trừ trường hợp có lý do chính đáng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
- Vì mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh.
- Vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Thủy sản 2017.
- Không chấp hành nghĩa vụ tài chính quy định tại điểm b khoản 2 Điều 42 Luật Thủy sản 2017 và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành.
- Quyết định giao khu vực biển trái với quy hoạch không gian biển đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 38 Luật Thủy sản 2017 mà không được khắc phục kịp thời.
Nghị định 104/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.