Nội dung Chính Phủ báo cáo việc thực hiện kế hoạch và đầu tư về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc Hội khóa XV như thế nào?

Trên thông tin Quốc hội có đăng tải kỳ họp Quốc hội khóa XV, tôi quan tâm đến lĩnh vực kế hoạch và đầu tư nên muốn hỏi báo cáo của Quốc Hội về thực hiện kế hoạch và đầu tư trong thời gian tới như thế nào? Tôi cảm ơn!

Báo cáo về tiến độ thực hiện lĩnh vực kế hoạch và đầu tư như thế nào?

Căn cứ theo Báo cáo 170/BC-CP năm 2022 báo cáo về tiến độ thực hiện như sau:

- Tổng số nhiệm vụ thuộc lĩnh vực: 16 nhiệm vụ; trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao chủ trì thực hiện 10 nhiệm vụ, Bộ Tư pháp chủ trì 01 nhiệm vụ và 05 nhiệm vụ giao chung các bộ, ngành và địa phương thực hiện.

- Tiến độ thực hiện 10 nhiệm vụ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện như sau:

+ Số nhiệm vụ có quy định thời hạn hoàn thành: 10/10 nhiệm vụ; trong đó:

+ Hoàn thành đúng và trước thời hạn quy định: 04 nhiệm vụ.

+ Chưa hoàn thành so với thời hạn quy định: 02 nhiệm vụ.

+ Đang thực hiện trong thời hạn quy định: 04 nhiệm vụ.

Chính Phủ báo cáo việc thực hiện kế hoạch và đầu tư về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc Hội khóa XV như thế nào?

Chính Phủ báo cáo việc thực hiện kế hoạch và đầu tư về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc Hội khóa XV như thế nào?

Kết quả thực hiện và phương hướng trong thời gian tới như thế nào?

Căn cứ theo Báo cáo 170/BC-CP năm 2022 báo cáo về kết quả thực hiện và phương hướng trong thời gian tới:

Đối với nhiệm vụ: Khẩn trương xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành và triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, gắn với nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế, kế hoạch tài chính, kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025

- Căn cứ Kết luận số 24-KL/TW ngày 30/12/2021 của Bộ Chính trị, các Nghị quyết số 43/2022/QH15 và số 46/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội, trên cơ sở các chính sách, nhiệm vụ giải pháp chủ yếu được nêu tại Báo cáo số 01/BC CP ngày 02/01/2022 của Chính phủ, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ CP ngày 30/01/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH13 của Quốc hội (sau đây viết tắt là Chương trình).

- Ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP, Thủ tướng Chính phủ đã liên tục có các Công điện số: 126/CĐ-TTg ngày 12/02/2022, 252/CĐ-TTg ngày 12/02/2022 và 290/CĐ-TTg ngày 31/03/2022 đôn đốc các bộ, cơ quan trung ương và địa phương bảo đảm tiến độ công việc được giao.

Về kết quả thực hiện Chương trình: Nhìn chung, các bộ, cơ quan và địa phương đã tích cực, khẩn trương triển khai công việc được giao; đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, hoặc báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo một số nội dung cụ thể về văn bản pháp luật để triển khai nhiều chính sách thuộc Chương trình như: quyết định về hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; nghị định về hỗ trợ lãi suất cho vay thông qua các ngân hàng thương mại; các quyết định về hỗ trợ lãi suất, phê duyệt hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu và giao bổ sung kế hoạch tín dụng năm 2022 cho Ngân hàng Chính sách xã hội, cho vay học sinh, sinh viên để mua máy tính học tập trực tuyến do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thực hiện các nhiệm vụ:

+ Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế đặc thù về chỉ định thầu đối với các gói thầu thuộc Chương trình phục hồi và phát triển

kinh tế - xã hội và Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025.

+ Trên cơ sở văn bản của 16/16 địa phương tự đánh giá năng lực, kinh nghiệm và khẳng định việc làm cơ quan chủ quản thực hiện các đoạn tuyến đường cao tốc thuộc Chương trình qua địa bàn mình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để báo cáo Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phân cấp cho UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện các dự án, dự án thành phần đầu tư các đoạn tuyến đường bộ cao tốc theo hình thức đầu tư công thuộc Chương trình.

+ Tham gia hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg ngày 04/4/2022 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để mua máy tính, thiết bị học tập trực tuyến; ban hành Quyết định quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; Quyết định về điều kiện, trình tự, thủ tục, mức lãi suất cho vay đối với các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập.

Công tác kế hoạch vốn như thế nào?

Căn cứ theo Báo cáo 170/BC-CP năm 2022 báo cáo về công tác kế hoạch vốn như sau:

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương tổng hợp bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn vốn nước ngoài giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 đối với các dự án đã có đủ điều kiện, báo cáo Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.

+ Các cơ quan chủ quản theo dõi sát sao tình hình và khả năng giải ngân của từng dự án trong từng tháng, kịp thời điều chuyển kế hoạch vốn từ dự án giải ngân thấp sang dự án giải ngân cao theo quy định; ưu tiên bố trí đủ vốn cho các dự án kết thúc hiệp định trong năm kế hoạch; bố trí đủ thanh toán cho các cam kết hợp đồng đã ký với nhà thầu; ưu tiên các dự án khẩn cấp, trọng điểm, đang gặp vướng mặc do thiếu kế hoạch vốn...

- Về xử lý các vướng mắc nhằm thúc đẩy giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi:

+ Các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo tại Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2020 và đầu năm 2022.

+ Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc Phòng, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thủ tục xuất nhập cảnh, tạo thuận lợi cho các chuyên gia, tư vấn vào Việt Nam, nhất là phục vụ các dự án đầu tư.

+ Bộ Tài chính: Tiếp tục đơn giản hóa quy trình kiểm soát chi và hồ sơ yêu cầu rút vốn; tăng cường công tác hậu kiểm trong giải ngân vốn đầu tư công. Triển khai đơn rút vốn của các nhà tài trợ bằng chứng từ điện tử, chữ ký số; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hướng dẫn các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư giải quyết các vướng mắc về thuế, thủ tục thanh toán, rút vốn... đối với các dự án sử dụng vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài; có cơ chế tạo thuận lợi cho việc nhập khẩu vật tư, trang thiết bị của các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài; đẩy nhanh tiến độ ký kết các hiệp định vay vốn, hợp đồng vay lại.

+ Đề nghị Bộ Tư pháp chủ trì, trao đổi với các nhà tài trợ về các nội dung của ý kiến pháp lý, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và hài hòa giữa hai bên, do cơ quan chủ quản không thể trao đổi với nhà tài trợ.

+ Các Bộ, ngành và địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, các cơ quan liên quan và nhà tài trợ để giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

+ Các Bộ, ngành và địa phương đẩy nhanh hoàn thiện thủ tục đầu tư (thiết kế kỹ thuật, dự toán...); bố trí đủ vốn đối ứng, đẩy nhanh hoàn thành thủ tục để ký, trao hợp đồng cho các gói thầu.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

806 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào