Nội dung chi ngân sách nhằm triển khai chương trình cải cách hành chính nhà nước theo quy định mới nhất như thế nào?

Tôi muốn hỏi về chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước. Thực hiện chi ngân sách nhà nước cho chương trình cải cách hành chính nhà nước theo quy định mới như thế nào? Mục tiêu của công cuộc cải cách hành chính nhà nước hiện nay? Tôi xin cảm ơn!

Theo quy định hiện hành, thực hiện chi ngân sách nhằm triển khai chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước như thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 26/2019/TT-BTC quy định như sau:

Điều 3. Nội dung chi
1. Chi đảm bảo thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thường trực tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ; chi quản lý và điều hành thực hiện Chương trình.
2. Chi xây dựng đề cương chương trình, kế hoạch cải cách hành chính hàng năm, 5 năm.
3. Chi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác cải cách hành chính nhà nước tại các bộ, địa phương.
4. Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ phục vụ công tác cải cách hành chính.
5. Chi xây dựng Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính của các bộ, địa phương.
6. Chi tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức phục vụ cho công tác cải cách hành chính.
7. Chi tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát phục vụ công tác cải cách hành chính; điều tra, khảo sát sự hài lòng của các cá nhân, tổ chức về cải cách hành chính.
8. Chi tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết, triển khai nhiệm vụ và các hội nghị, hội thảo khác liên quan đến công tác cải cách hành chính.
9. Chi thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính
a) Chi xây dựng tin, bài, ấn phẩm, sản phẩm truyền thông về cải cách hành chính; chi thiết kế băng rôn, pano, khẩu hiệu để tuyên truyền về cải cách hành chính;
b) Chi xây dựng, duy trì thường xuyên các chuyên mục về cải cách hành chính trên các phương tiện thông tin đại chúng; chi xây dựng, nâng cấp, quản lý và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu cải cách hành chính, website cải cách hành chính;
c) Chi tổ chức các cuộc thi, hội thi về cải cách hành chính.
10. Chi cho đoàn công tác khảo sát, học tập kinh nghiệm về cải cách hành chính ở trong nước và nước ngoài.
11. Chi thuê chuyên gia tư vấn trong nước và nước ngoài.
12. Chi khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động cải cách hành chính.
13. Chi thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện cải cách hành chính; theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính.
14. Chi hoạt động Bộ phận Một cửa.
15. Chixây dựng, duy trì Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.
16. Một số khoản chi khác phục vụ công tác cải cách hành chính:Chi làm thêm giờ;chi mua các ấn phẩm, sách báo, tạp chí phục vụ công tác nghiên cứu về cải cách hành chính; chi dịch tài liệu; chi mua văn phòng phẩm, vật tư, trang thiết bị và các chi phí khác phục vụ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính.

Như vậy, chi ngân sách nhằm triển khai chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước được quy định như trên.

Sửa đổi nội dung chi ngân sách nhằm triển khai chương trình cải cách hành chính nhà nước? Mục tiêu thực hiện cải cách thủ tục hành chính Nhà nước?

Sửa đổi nội dung chi ngân sách nhằm triển khai chương trình cải cách hành chính nhà nước? Mục tiêu thực hiện cải cách thủ tục hành chính Nhà nước?

Sắp tới, sửa đổi, bổ sung quy định nội dung thu chi trong cải cách ngân sách nhà nước như thế nào?

Căn cứ quy quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 1 Thông tư 33/2022/TT-BTC quy định sửa đổi, bổ sung Thông tư 26/2019/TT-BTC như sau:

"Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2014/TT-BTC
1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 3 như sau:
"2. Chi xây dựng đề cương chương trình, kế hoạch cải cách hành chính hàng năm, 5 năm, 10 năm; xây dựng báo cáo cải cách hành chính chuyên đề, định kỷ”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 15 Điều 3 như sau:
“15. Chi xây dựng, duy trì hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác giải quyết thủ tục hành chính”.

Như vậy, theo quy định của Thông tư 33/2022/TT-BTC thì sẽ sửa đổi khoản 2 Điều 3 Thông tư 26/2019/TT-BTC như trên.

Mục tiêu thực hiện cải cách thủ tục hành chính Nhà nước?

Căn cứ mục 2 phần III Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 như sau:

Cải cách thủ tục hành chính

- Mục tiêu

+ Cải cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quy định thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp; thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước; rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh, thành phần hồ sơ và tối ưu hóa quy trình giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin; bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh doanh, cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, minh bạch; đổi mới và nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Đẩy mạnh thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử để người dân, doanh nghiệp có thể thực hiện dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, trên các phương tiện khác nhau.

- Đến năm 2025:

+ Cắt giảm, đơn giản hóa tối thiểu 20% số quy định và cắt giảm tối thiểu 20% chi phí tuân thủ quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các văn bản đang có hiệu lực thi hành tính đến hết ngày 31 tháng 5 năm 2020.

+ Hoàn thành việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng nâng cao chất lượng phục vụ, không theo địa giới hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, giảm thời gian đi lại, chi phí xã hội và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

+ Tối thiểu 80% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử.

+ Tối thiểu 80% thủ tục hành chính có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 30% trở lên.

+ Năm 2021, số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đạt tỷ lệ tối thiểu tương ứng là 40%, 30%, 20%, 15%; giai đoạn 2022 - 2025, mỗi năm tăng tối thiểu 20% đối với mỗi cấp hành chính cho đến khi đạt tỷ lệ 100% để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

+ Tối thiểu 80% thủ tục hành chính của các bộ, ngành, địa phương, có đủ điều kiện, được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4. Trong số đó, ít nhất 80% thủ tục hành chính được tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 50%.

+ Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 90%. Trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 85%.

+ 90% thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước được công bố, công khai và cập nhật kịp thời.

+ 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công thủ tục hành chính trước đó, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đang quản lý, hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ.

- Đến năm 2030:

+ 100% thủ tục hành chính, có yêu cầu nghĩa vụ tài chính, được triển khai thanh toán trực tuyến, trong số đó, tỷ lệ giao dịch thanh toán trực tuyến đạt từ 50% trở lên.

+ Tối thiểu 90% thủ tục hành chính của các bộ, ngành, địa phương, có đủ điều kiện, được cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4, đồng thời, hoàn thành việc tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 80%.

+ 90% số lượng người dân, doanh nghiệp tham gia hệ thống Chính phủ điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.

+ Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 95%. Trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 90%.

+ Môi trường kinh doanh của Việt Nam được xếp vào nhóm 30 quốc gia hàng đầu.

Như vậy, mục tiêu thực hiện cải cách thủ tục hành chính Nhà nước được quy định như trên.

Thông tư 33/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 15/08/2022.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,905 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào