Nội dung chi bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ lãnh đạo quản lý từ ngân sách nhà nước gồm những gì?
- Nội dung chi bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ trong nước cho cán bộ lãnh đạo quản lý gồm những gì?
- Nội dung chi của ngân sách nhà nước về bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ ở nước ngoài cho cán bộ lãnh đạo quản lý là gì?
- Bố trí chi bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ lãnh đạo quản lý được quy định ra sao?
Nội dung chi bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ trong nước cho cán bộ lãnh đạo quản lý gồm những gì?
Căn cứ Thông tư 42/2023/TT-BTC quy định cơ chế tài chính thực hiện bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý bằng ngân sách Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành.
Tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 42/2023/TT-BTC có quy định về chi phí bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ trong nước như sau:
Bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ
1. Bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ trong nước
a) Chi phí trả cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (trong nước, nước ngoài) theo hợp đồng ký kết giữa Cơ quan thường trực và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
Riêng chi phí bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Anh và thi cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (chứng chỉ IELTS) được thanh toán khi đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ đầu vào, đầu ra theo thông báo tuyển sinh hàng năm hoặc của từng khóa học và theo hóa đơn thực tế, nhưng tối đa không quá 65 (sáu mươi lăm) triệu đồng/học viên/khóa (đã bao gồm chi phí trả cho cơ sở đào tạo và giáo trình học; chưa bao gồm chi phí kiểm tra trình độ đầu vào). Việc bồi dưỡng và thi cấp chứng chỉ tiếng Anh phải được thực hiện tại các cơ sở đào tạo ngoại ngữ đủ điều kiện tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Chi phí các kỳ thi đánh giá kết quả học tập theo yêu cầu của cơ quan chức năng (nếu có);
c) Chi thuê phòng ở tập trung trong thời gian bồi dưỡng đối với cán bộ tham gia khóa học;
d) Chi công tác phí trong nước, gồm: Tiền tàu xe đi và về cho cán bộ từ cơ quan đến nơi học tập (một lượt đi và về; nghỉ lễ; nghỉ tết) cho một khóa học liên tục; hỗ trợ một phần tiền ăn trong thời gian đi học tập trung; tiền thuê chỗ nghỉ cho cán bộ trong những ngày đi học tập trung tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (trong trường hợp cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và đơn vị tổ chức đào tạo xác nhận không bố trí được chỗ nghỉ tập trung);
đ) Các khoản chi phục vụ trực tiếp khóa học và chưa được tính trong Hợp đồng ký với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng gồm: Chi thuê hội trường, phòng học; chi thuê thiết bị, dụng cụ phục vụ giảng dạy; chi mua, in ấn giáo trình; chi tiền thuốc y tế thông thường cho cán bộ đi học (nếu ốm). Trường hợp thuê cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thực hiện toàn bộ khóa bồi dưỡng (Hợp đồng trọn gói) thì thực hiện theo Hợp đồng đã ký với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Theo đó, nội dung chi bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ trong nước cho cán bộ lãnh đạo quản lý bao gồm:
- Chi phí trả cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng (trong nước, nước ngoài);
- Chi phí các kỳ thi đánh giá kết quả học tập theo yêu cầu của cơ quan chức năng (nếu có);
- Chi thuê phòng ở tập trung trong thời gian bồi dưỡng đối với cán bộ tham gia khóa học;
- Chi công tác phí trong nước,;
- Các khoản chi phục vụ trực tiếp khóa học và chưa được tính trong Hợp đồng ký với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Nội dung chi bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ lãnh đạo quản lý từ NSNN gồm những gì? (Hình từ Internet)
Nội dung chi của ngân sách nhà nước về bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ ở nước ngoài cho cán bộ lãnh đạo quản lý là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 42/2023/TT-BTC như sau:
Bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ
...
2. Bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ ở nước ngoài
a) Chi phí trả cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài theo hợp đồng ký kết giữa Cơ quan thường trực và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật;
b) Sinh hoạt phí theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư này;
c) Lệ phí cấp hộ chiếu; lệ phí thị thực; bảo hiểm y tế; chi phí khám sức khỏe (nếu có yêu cầu của nước sở tại hoặc cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài); lệ phí sân bay trong và ngoài nước (nếu có); chi phí thuê phương tiện đi lại từ sân bay về nơi ở và ngược lại; tiền công tác phí trong nước (trường hợp phải tập trung tại một địa điểm nhất định để cùng đi hoặc khi đi nước ngoài về mà không thể về nhà kịp trong ngày).
d) Tiền vé máy bay (một lượt vé từ Việt Nam đến nơi học tập và một lượt vé từ nơi học tập về Việt Nam) trong toàn bộ thời gian bồi dưỡng, trừ trường hợp được phía bạn đài thọ;
đ) Chi phí cách ly y tế, chi phí xét nghiệm khi có dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan y tế nước sở tại hoặc cơ sở đào tạo ở nước ngoài và chi khác theo quy định (nếu có).
Như vậy, theo nội dung nêu trên thì chi bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ ở nước ngoài cho cán bộ lãnh đạo quản lý bao gồm:
- Chi phí trả cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài;
- Sinh hoạt phí tại nước ngoài;
- Lệ phí cấp hộ chiếu; lệ phí thị thực; bảo hiểm y tế; chi phí khám sức khỏe; lệ phí sân bay; chi phí thuê phương tiện đi lại; tiền công tác phí trong nước;
- Tiền vé máy bay (một lượt vé từ Việt Nam đến nơi học tập và một lượt vé từ nơi học tập về Việt Nam) trong toàn bộ thời gian bồi dưỡng, trừ trường hợp được phía bạn đài thọ;
- Chi phí cách ly y tế, chi phí xét nghiệm khi có dịch bệnh.
Bố trí chi bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ lãnh đạo quản lý được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 42/2023/TT-BTC như sau:
Bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ
...
3. Các khoản chi quy định tại khoản 1 (trừ điểm d), khoản 2 (trừ lệ phí cấp hộ chiếu, chi phí khám sức khỏe, tiền công tác phí trong nước) Điều này được bố trí trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề hàng năm của Văn phòng Trung ương Đảng (kinh phí thực hiện Kết luận số 39-KL/TW). Các khoản chi còn lại quy định tại Điều này do cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi học chi trả.
Như vậy, theo quy định thì việc bố trí chi bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ lãnh đạo quản lý được thực hiện như sau:
- Đối với các khoản chi bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ trong nước (Chi công tác phí trong nước), chi bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ ở nước ngoài (trừ lệ phí cấp hộ chiếu, chi phí khám sức khỏe, tiền công tác phí trong nước)
Bố trí trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề hàng năm của Văn phòng Trung ương Đảng
- Các khoản chi còn lại
Do cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi học chi trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.