Những văn bản quy phạm pháp luật nào vừa được Thủ tướng Chính phủ quyết định bãi bỏ theo Quyết định 25/2022/QĐ-TTg?

Cho hỏi Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định bãi bỏ 30 văn bản quy phạm pháp luật có đúng không? - Câu hỏi của Quốc Văn tại Bình Định

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định bãi bỏ 30 văn bản quy phạm pháp luật có đúng không?

Ngày 12/12/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 25/2022/QĐ-TTg bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ.

Căn cứ Điều 1 Quyết định 25/2022/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định bãi bỏ toàn bộ 30 văn bản quy phạm pháp luật như sau:

- Quyết định 41/1998/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân cấp cấp giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

- Quyết định 239/1999/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung, sửa đổi khoản a Điều 1 của Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg ngày 23 tháng 12 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường đào tạo công lập.

- Quyết định 08/2000/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các hộ kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ.

- Quyết định 139/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 12 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về Lãnh sự danh dự của nước ngoài tại Việt Nam.

- Quyết định 06/2003/QĐ-TTg ngày 09 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX về giáo dục và đào tạo.

- Quyết định 247/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 nàm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ ăn định lượng đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ đảm nhiệm công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm hoặc nặng nhọc, nguy hiểm trong lực lượng Công an nhân dân.

- Quyết định 73/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37/2004/QH11 Khoá XI, kỳ họp thứ sáu của Quốc hội về giáo dục.

- Quyết định 289/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về tiền lương và phụ cấp đối với sĩ quan, hạ sĩ quan hường lương thuộc Công an nhân dân chuyên ngành.

- Quyết định 334/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường biên chế, trang thiết bị và đào tạo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ’’.

- Quyết định 20/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010.

- Quyết định 82/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường dự bị đại học quy định tại Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.

- Quyết định 238/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong hoạt động tuần tra, kiểm soát về trật tự, an toàn giao thông.

- Quyết định 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020.

- Quyết định 51/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010.

- Quyết định 56/2007/QĐ-TTg ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010.

- Quyết định 74/2007/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức bắn pháo hoa nhân dịp Tết Nguyên đán, một số ngày kỷ niệm của đất nước, của các địa phương và các ngày hội văn hóa, du lịch, thể thao.

- Quyết định 75/2007/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tông thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

- Quyết định 115/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ.

- Quyết định 146/2007/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phát hiện, xử lý nguồn phóng xạ nằm ngoài sự kiểm soát.

- Quyết định 45/2008/QĐ-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển nghệ thuật biểu diễn Việt Nam đến năm 2010.

- Quyết định 50/2009/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành "Quy chế quản lý Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam”.

- Quyết định 62/2009/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về miền tiền thuê đất để xây dựng trạm bảo dưỡng, sửa chữa, bãi đỗ xe của doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách công cộng.

- Quyết định 67/2010/QĐ-TTg ngày 29 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.

- Quyết định 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.

- Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg ngày 09 tháng 9 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020.

- Chỉ thị 35/2004/CT-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý người Việt Nam học tập ở nước ngoài.

- Chỉ thị 02/2006/CT-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy và chữa cháy.

- Chỉ thị 15/2008/CT-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện công tác tạm giữ, tạm giam.

- Chỉ thị 24/2008/CT-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong thời kỳ hội nhập.

- Chỉ thị 32/2008/CT-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy và Nghị quyết số 16/2008/QH12 của Quốc hội.

Những văn bản quy phạm pháp luật nào vừa được Thủ tướng Chính phủ quyết định bãi bỏ theo Quyết định 25/2022/QĐ-TTg?

Những văn bản quy phạm pháp luật nào vừa được Thủ tướng Chính phủ quyết định bãi bỏ theo Quyết định 25/2022/QĐ-TTg? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020) có quy định:

Sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền. Văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định rõ tên văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.

Theo đó, văn bản quy phạm pháp luật chỉ được bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó. Như vậy Thủ tướng Chính phủ là chủ thể có thẩm quyền bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do chủ thể này ban hành.

Việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo những nguyên tắc như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định về Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,703 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào