Những tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trước ngày 01/01/2018 vẫn chưa giải quyết xong thì thời hạn giải quyết sẽ như thế nào?
- Những tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trước ngày 01/01/2018 vẫn chưa giải quyết xong thì thời hạn giải quyết sẽ như thế nào?
- Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố?
Những tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trước ngày 01/01/2018 vẫn chưa giải quyết xong thì thời hạn giải quyết sẽ như thế nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 110/2015/QH13 một số cụm từ được thay thế bởi khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 41/2017/QH14 quy định như sau:
Điều 1
Kể từ ngày Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 (sau đây gọi là Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015) có hiệu lực thi hành (ngày 01 tháng 7 năm 2016):
...
2. Đối với những tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đang trong quá trình kiểm tra, xác minh nhưng đến ngày 01 tháng 01 năm 2018 chưa kết thúc thì thời hạn giải quyết được tính theo thời hạn của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
Theo như quy định trên thì đối với những tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trước ngày 01/01/2018 vẫn chưa giải quyết xong thì thời hạn giải quyết sẽ được tính theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
Những tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trước ngày 01/01/2018 vẫn chưa giải quyết xong thì thời hạn giải quyết sẽ như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định thế nào?
Căn cứ vào Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:
a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.
Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.
3. Khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền có quyền tiến hành các hoạt động:
a) Thu thập thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin;
b) Khám nghiệm hiện trường;
c) Khám nghiệm tử thi;
d) Trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản.
4. Trình tự, thủ tục, thời hạn Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều này.
Theo đó, thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là 20 ngày kể từ ngày nhận được thông tin.
Nếu như vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có tình tiết phức tạp hoặc phải xác minh, kiểm tra ở nhiều địa điểm thì có thể gia hạn thời hạn giải quyết nhưng không kéo dài hơn 02 tháng.
Cơ quan nào có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố?
Căn cứ vào Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:
Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:
a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:
a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
c) Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Như vậy, trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố sẽ thuộc về những cơ quan sau đây:
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
- Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.