Những lưu ý khi thực hiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong 4 ngành, lĩnh vực?
- Những ngành nghề, lĩnh vực thực hiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập cần lưu ý
- Những chủ trương về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
- Những lưu ý khi thực hiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong 4 ngành, lĩnh vực nêu trên?
Những ngành nghề, lĩnh vực thực hiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập cần lưu ý
Tại Thông báo 182/TB-VPCP năm 2022 kết luận về chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập quy định những ngành nghề, lĩnh vực thực hiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập cần lưu ý bao gồm: Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, Kiểm định xây dựng, Kiểm định kỹ thuật phương tiện giao thông cơ giới, phương tiện thuỷ, sản xuất, lưu giữ giống cây trồng, vật nuôi
Những lưu ý khi thực hiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong 4 ngành, lĩnh vực?
Những chủ trương về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
Theo quy định tại Mục III Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập do Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định về những chủ trương về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập quy định cụ thể như sau:
1- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập nhằm nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận ở các ngành, các cấp, các đơn vị sự nghiệp và toàn xã hội trong việc thực hiện chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ sự nghiệp công.
2- Sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập
Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập theo từng ngành, lĩnh vực. Trên cơ sở đó, sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập của từng ngành, lĩnh vực theo nguyên tắc: (1) Pháp luật chuyên ngành không quy định việc thành lập tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp công lập; (2) Trường hợp cần thiết phải thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập, thì đơn vị đó phải tự bảo đảm toàn bộ về tài chính (trừ trường hợp phải thành lập mới để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu); (3) Một đơn vị sự nghiệp công lập có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại nhằm giảm mạnh đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ; (4) Cơ cấu lại hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả; (5) Đẩy mạnh xã hội hoá, chuyển các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác đủ điều kiện thành công ty cổ phần.
3- Quản lý biên chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
4- Đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hoá dịch vụ sự nghiệp công
5- Nâng cao năng lực quản trị của đơn vị sự nghiệp công lập
6- Hoàn thiện cơ chế tài chính
7- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
8- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
Những lưu ý khi thực hiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong 4 ngành, lĩnh vực nêu trên?
Đối với những lưu ý khi thực hiện chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong 4 ngành, lĩnh vực nêu trên thì tại Thông báo 182/TB-VPCP năm 2022 kết luận về chuyển đổi đơn vị sự nghiệp công lập quy định như sau:
(1) Thực hiện nghiêm chủ trương nêu tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
(2) Tổng hợp đầy đủ số liệu các đơn vị sự nghiệp công lập của các bộ, địa phương hoạt động trong 4 ngành, lĩnh vực nêu trên, bao gồm cả các đơn vị sựnghiệp công lập đã cổ phần hóa để có đánh giá đầy đủ, tổng thể, trong đó có đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công ích thiết yếu. Trường hợp có kiến nghị không cổ phần hóa thì phải có giải trình thỏa đáng.
(3) Nghiên cứu việc Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối khi thực hiện cổ phần hóa đối với ngành, lĩnh vực thực sự cần thiết.
(4) Rà soát, xác định từng đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện việc sản xuất, lưu giữ giống gốc cây trồng, vật nuôi để đề xuất thực hiện cổ phần hóa/không cổ phần hóa (có thuyết minh cụ thể đối với từng đơn vị).
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.