Những loại phương tiện nào phải thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ? Những công trình đường bộ nào đủ điều kiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ?

Đối tượng và chủ phương tiện phải thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ là ai? Những công trình đường bộ nào đủ điều kiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ? - Câu hỏi của anh Tú tại Long An.

Đối tượng và chủ phương tiện phải thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ là ai?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 35/2016/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 28/2021/TT-BGTVT) quy định đối tượng và chủ phương tiện phải thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ bao gồm:

- Nhóm 1 gồm các loại phương tiện sau: Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; các loại xe buýt vận tải khách công cộng;

- Nhóm 2 gồm các loại phương tiện sau: Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn;

- Nhóm 3 gồm các loại phương tiện sau: Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn;

- Nhóm 4 gồm các loại phương tiện sau: Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng container 20 feet;

Nhóm 5 gồm các loại phương tiện sau: Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng container 40 feet.

- Chủ phương tiện thuộc đối tượng thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ phải thanh toán giá dịch vụ sử dụng đường bộ, trừ đối tượng miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ tại Điều 4 Thông tư 35/2016/TT-BGTVT.

Phương tiện phải thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ là gì? Những công trình đường bộ nào đủ điều kiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ?

Những loại phương tiện nào phải thanh toán tiền dịch vụ sử dụng đường bộ? Những công trình đường bộ nào đủ điều kiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ?(Hình từ Internet)

Đối tượng miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ bao gồm những ai?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 35/2016/TT-BGTVT (tên Điều được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 28/2021/TT-BGTVT, khoản 9 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 28/2021/TT-BGTVT) quy định đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ bao gồm:

Đối tượng miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ:
1. Xe cứu thương; các loại xe khác đang chở người bị tai nạn đến nơi cấp cứu.
2. Xe cứu hỏa.
3. Xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp gồm: máy cày, máy bừa, máy xới, máy làm cỏ, máy tuốt lúa.
4. Xe hộ đê; xe đang làm nhiệm vụ khẩn cấp phòng chống lụt bão theo điều động của cấp có thẩm quyền.
5. Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng
a) Xe tăng, xe bọc thép, xe kéo pháo, xe chở lực lượng vũ trang đang hành quân;
b) Các phương tiện cơ giới đường bộ mang biển số: nền màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm (dưới đây gọi chung là biển số màu đỏ) có gắn các thiết bị chuyên dụng cho quốc phòng (không phải là xe vận tải thùng rỗng) như: công trình xa, cẩu nâng, téc, tổ máy phát điện. Riêng xe chở lực lượng vũ trang đang hành quân được hiểu là xe ô tô chở người có từ 12 chỗ ngồi trở lên, xe ô tô tải có mui che và được lắp đặt ghế ngồi trong thùng xe, mang biển số màu đỏ (không phân biệt có chở quân hay không chở quân).
6. Xe chuyên dùng phục vụ an ninh bao gồm các loại xe quy định tại điểm a khoản 5 Điều này và các loại xe của lực lượng công an (Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố, Công an quận, huyện):
a) Xe ô tô tuần tra kiểm soát giao thông của cảnh sát giao thông có đặc điểm: Trên nóc xe ô tô có đèn xoay và hai bên thân xe ô tô có in dòng chữ: “CẢNH SÁT GIAO THÔNG”;
b) Xe ô tô cảnh sát 113 có có in dòng chữ: “CẢNH SÁT 113” ở hai bên thân xe;
c) Xe ô tô cảnh sát cơ động có in dòng chữ “CẢNH SÁT CƠ ĐỘNG” ở hai bên thân xe;
d) Xe ô tô của lực lượng công an đang thi hành nhiệm vụ sử dụng một trong các tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật trong trường hợp làm nhiệm vụ khẩn cấp;
đ) Xe ô tô vận tải có mui che và được lắp ghế ngồi trong thùng xe chở lực lượng công an làm nhiệm vụ;
e) Xe đặc chủng chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn.
7. Đoàn xe đưa tang.
8. Đoàn xe có xe hộ tống, dẫn đường.
9. Xe ô tô của lực lượng công an, quốc phòng sử dụng Vé đường bộ toàn quốc quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư này.
10. Xe làm nhiệm vụ vận chuyển thuốc men, máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa đến những nơi bị thảm họa hoặc đến vùng có dịch bệnh theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp khi có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm.
11. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe hai bánh gắn máy, xe ba bánh gắn máy.

Như vậy, hiện nay pháp luật quy định 11 nhóm đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.

Những công trình đường bộ nào đủ điều kiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ?

Căn cứ Điều 5 Thông tư 35/2016/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 28/2021/TT-BGTVT) quy định

Điều kiện thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ
1. Hoàn thành việc xây dựng công trình đường bộ theo quy định tại hợp đồng dự án ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án hoặc hoàn thành việc xây dựng công trình đường bộ theo dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt.
2. Đơn vị thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ đã chuẩn bị đầy đủ các loại vé, hoàn thành các quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của trạm thu phí theo quy định.

Như vậy khi đủ hai điều kiện trên, các đơn vị có công trình đường bộ mới có thể tiến hành thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

997 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào